Quan niệm xưa cho rằng, đúng ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch hàng năm) là ký sinh trùng gây hại trong bụng ngoi lên. Đây là dịp để con người có thể ăn thức ăn, hoa quả có vị chua, chát để loại bỏ chúng. Và rượu nếp là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong ngày này của người dân Việt Nam. Ảnh: 2monngonmoingayĐể làm rượu nếp, bạn cần chuẩn bị 1kg gạo nếp cẩm (hoặc nếp cái hoa vàng), 20g men rượu, lá chuối hoặc lá sen, rổ thưa, chăn mỏng. Ảnh: phunutodayGạo nếp xay nhặt kỹ bỏ hết hạt thóc và vỏ trấu, cho vào vo thật kỹ cho sạch rồi ngâm nước trong vòng 30 phút. Vớt gạo lên cho róc nước rồi trộn vào gạo nếp ít muối tinh, xóc đều. Sau đó đồ lên như nấu xôi. Ảnh: mediaCó thể cho vào nồi cơm điện, đổ nước ngập mặt gạo khoảng 1,5cm và bật nút nấu chín như bình thường, khi cơm sôi thì đảo lên để xôi chín đều và không bị bén nồi. Sau đó đổ xôi ra mâm, tãi đều và mỏng cho nhanh nguội. Ảnh: emdepMen rượu nhặt sạch vỏ trấu ủ bên ngoài, cho vào cối giã nhuyễn, dây qua lưới lọc để tránh bị lẫn vỏ trấu khi ăn. Lá chuối (hoặc lá sen) rửa sạch, lau khô rồi lót vào rổ sạch để sau này khi ủ rượu nước không bị ứ, nước ủ rượu dễ chảy xuống. Bớt lại ít lá để phủ lên bề mặt khi ủ.Ảnh: megafunKhi xôi còn âm ấm, trộn đều từng chút men rượu vào với xôi và cho vào rổ đã lót lá chuối. Cứ một lớp xôi dày chừng 5cm thì lại rắc đều 1 lớp bột men rượu lên trên. Xôi phía đưới đáy rổ thì nên cho ít men hơn phía trên vì khi khi ủ rượu nếp, men sẽ ngấm tan dần và chảy xuống phía dưới đáy của rổ. Phía trên cùng rải đều 1 lớp men mỏng và đậy lá chuối lên cho kín hết mặt xôi. Ảnh: trithucsongĐặt rổ rượu nếp lên trên chăn, đóng kín chăn bao quanh rổ rượu nếp. Nếu thời tiết nắng nóng chỉ ủ khoảng 1 ngày là rượu nếp đã bắt đầu bốc mùi thơm ngào ngạt. Ảnh: emdepTrong quá trình ủ rượu, nên kiểm tra thường xuyên. Khi có mùi thơm là phải dỡ chăn ủ ra ngay để các hạt rượu nếp căng mọng và ngọt đậm. Nếu dỡ ra quá sớm thì men chưa biến đổi thành đường trong món rượu nếp sẽ làm món rượu nếp ăn sẽ có vị đắng. Ảnh: zingNếu để ủ quá lâu, men rượu sẽ làm cho tinh bột trong hạt nếp xay tan hết thành nước, khi ăn chỉ còn lớp vỏ bên ngoài nên ăn bị bã và rất cay mùi rượu. Rượu nếp chín, đảo đều cả rổ rồi cho ra bát dùng. Khi ăn rượu nếp có vị dẻo, ngọt thanh của gạo nếp xay rất hấp dẫn. Ảnh: khampha
Quan niệm xưa cho rằng, đúng ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch hàng năm) là ký sinh trùng gây hại trong bụng ngoi lên. Đây là dịp để con người có thể ăn thức ăn, hoa quả có vị chua, chát để loại bỏ chúng. Và rượu nếp là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong ngày này của người dân Việt Nam. Ảnh: 2monngonmoingay
Để làm rượu nếp, bạn cần chuẩn bị 1kg gạo nếp cẩm (hoặc nếp cái hoa vàng), 20g men rượu, lá chuối hoặc lá sen, rổ thưa, chăn mỏng. Ảnh: phunutoday
Gạo nếp xay nhặt kỹ bỏ hết hạt thóc và vỏ trấu, cho vào vo thật kỹ cho sạch rồi ngâm nước trong vòng 30 phút. Vớt gạo lên cho róc nước rồi trộn vào gạo nếp ít muối tinh, xóc đều. Sau đó đồ lên như nấu xôi. Ảnh: media
Có thể cho vào nồi cơm điện, đổ nước ngập mặt gạo khoảng 1,5cm và bật nút nấu chín như bình thường, khi cơm sôi thì đảo lên để xôi chín đều và không bị bén nồi. Sau đó đổ xôi ra mâm, tãi đều và mỏng cho nhanh nguội. Ảnh: emdep
Men rượu nhặt sạch vỏ trấu ủ bên ngoài, cho vào cối giã nhuyễn, dây qua lưới lọc để tránh bị lẫn vỏ trấu khi ăn. Lá chuối (hoặc lá sen) rửa sạch, lau khô rồi lót vào rổ sạch để sau này khi ủ rượu nước không bị ứ, nước ủ rượu dễ chảy xuống. Bớt lại ít lá để phủ lên bề mặt khi ủ.Ảnh: megafun
Khi xôi còn âm ấm, trộn đều từng chút men rượu vào với xôi và cho vào rổ đã lót lá chuối. Cứ một lớp xôi dày chừng 5cm thì lại rắc đều 1 lớp bột men rượu lên trên. Xôi phía đưới đáy rổ thì nên cho ít men hơn phía trên vì khi khi ủ rượu nếp, men sẽ ngấm tan dần và chảy xuống phía dưới đáy của rổ. Phía trên cùng rải đều 1 lớp men mỏng và đậy lá chuối lên cho kín hết mặt xôi. Ảnh: trithucsong
Đặt rổ rượu nếp lên trên chăn, đóng kín chăn bao quanh rổ rượu nếp. Nếu thời tiết nắng nóng chỉ ủ khoảng 1 ngày là rượu nếp đã bắt đầu bốc mùi thơm ngào ngạt. Ảnh: emdep
Trong quá trình ủ rượu, nên kiểm tra thường xuyên. Khi có mùi thơm là phải dỡ chăn ủ ra ngay để các hạt rượu nếp căng mọng và ngọt đậm. Nếu dỡ ra quá sớm thì men chưa biến đổi thành đường trong món rượu nếp sẽ làm món rượu nếp ăn sẽ có vị đắng. Ảnh: zing
Nếu để ủ quá lâu, men rượu sẽ làm cho tinh bột trong hạt nếp xay tan hết thành nước, khi ăn chỉ còn lớp vỏ bên ngoài nên ăn bị bã và rất cay mùi rượu. Rượu nếp chín, đảo đều cả rổ rồi cho ra bát dùng. Khi ăn rượu nếp có vị dẻo, ngọt thanh của gạo nếp xay rất hấp dẫn. Ảnh: khampha