Giảm oxy huyết là tác dụng phụ thường gặp khi đeo kính áp tròng trong thời gian dài do oxy cung cấp cho giác mạc bị thiếu. Hơn nữa giác mạc lấy oxy từ nước mắt, trong khi kính áp tròng lại làm mắt bị khô nên lượng oxy còn bị giảm nhiều hơn. Viêm giác mạc do vi khuẩn là bệnh phổ biến nhất liên quan đến kính áp tròng. Những người đeo kính áp tròng qua đêm còn có khả năng bị viêm kết mạc cao gấp 20 lần. Viêm giác mạc nhẹ có thể dẫn đến mù mắt nếu không chữa khỏi. Kính áp tròng còn có thể gây viêm màng kết hay gọi đơn giản là viêm mắt đỏ, tức phần trắng của mắt bị viêm. Những người bị viêm màng kết thường thấy ngứa mắt, chảy nước mắt. Một khi đã bị viêm màng kết thì tuyệt đối không được đeo kính áp tròng nữa mà cần nhỏ thuốc hoặc uống kháng sinh cho khỏi. Viêm mí mắt là khi mí mắt bị viêm do vi khuẩn hoặc do trứng cá đỏ, mí mắt có thê ngứa, đỏ hoặc đóng vẩy khiến mắt bị mờ. Đeo kính áp tròng có thể bị đau mắt hột, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa trong khi hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Đau mắt hột là do nhiễm nấm Chlamydia ở giác mạc và mí mắt, nguyên nhân thường là do vệ sinh kém. Làm thế nào để tránh bị viêm mắt khi đeo kính áp tròng? Nên nhớ kính áp tròng không phải là một phụ kiện thời trang mà là một dụng cụ y tế, nghĩa là cần được sử dụng, vệ sinh và bảo quản đúng cách. Thị trường hiện nay tràn ngập kính áp tròng trôi nổi, chỉ nên mua kính áp tròng ở địa chỉ đáng tin cậy và không sử dụng quá thời gian quy định ghi trên kính. Tuyệt đối không dùng chung kính áp tròng với người khác. Giữ mặt và mắt sạch sẽ là điều đầu tiên cần làm để không bị viêm mắt. Trước tiên cần rửa tay sạch bằng xà phòng rồi mới dùng khăn sạch lau mắt nhẹ nhàng. Mỗi loại kính áp tròng và dung dịch ngâm kính đều có hướng dẫn vệ sinh riêng cần thực hiện để tránh viêm mắt. Cần ngâm kính áp tròng trong dung dịch tối thiểu 10 phút để làm sạch vi khuẩn và virus. Kính áp tròng thường bị khô nên nhiều người có thói quen liếm kính trước khi gắn vào mắt khiến vi khuẩn từ miệng sẽ lan sang kính rồi lên mắt. Các loại kính áp trọng mềm còn có dung dịch làm ẩm. Ngoại trừ dung dịch này, không bao giờ được dùng nước hoặc nước bọt để làm ẩm kính. Đeo kính áp tròng khi đi ngủ sẽ làm mắt bị khô vì không cung cấp đủ oxy cho giác mạc. Đeo kính áp tròng quá thường xuyên còn làm mắt bị sưng phồng hoặc nghiêm trọng hơn là nổi mạch máu ở giác mạc. Đừng sợ kính áp tròng sẽ biến mất đâu đó trong mắt. Nếu kính áp tròng bị xê dịch, bạn cần bình tĩnh nhỏ thuốc nhỏ mắt làm ướt mắt. Nếu bạn cảm thấy kính áp tròng đang ở bên nào thì hãy nhìn về hướng ngược lại rồi mở to mắt, dùng đầu ngón tay để lấy kính ra. Nếu điều này xảy ra nhiều lần có nghĩa là kính áp tròng không vừa và cần đổi đôi khác.
Giảm oxy huyết là tác dụng phụ thường gặp khi đeo kính áp tròng trong thời gian dài do oxy cung cấp cho giác mạc bị thiếu. Hơn nữa giác mạc lấy oxy từ nước mắt, trong khi kính áp tròng lại làm mắt bị khô nên lượng oxy còn bị giảm nhiều hơn.
Viêm giác mạc do vi khuẩn là bệnh phổ biến nhất liên quan đến kính áp tròng. Những người đeo kính áp tròng qua đêm còn có khả năng bị viêm kết mạc cao gấp 20 lần. Viêm giác mạc nhẹ có thể dẫn đến mù mắt nếu không chữa khỏi.
Kính áp tròng còn có thể gây viêm màng kết hay gọi đơn giản là viêm mắt đỏ, tức phần trắng của mắt bị viêm. Những người bị viêm màng kết thường thấy ngứa mắt, chảy nước mắt. Một khi đã bị viêm màng kết thì tuyệt đối không được đeo kính áp tròng nữa mà cần nhỏ thuốc hoặc uống kháng sinh cho khỏi.
Viêm mí mắt là khi mí mắt bị viêm do vi khuẩn hoặc do trứng cá đỏ, mí mắt có thê ngứa, đỏ hoặc đóng vẩy khiến mắt bị mờ.
Đeo kính áp tròng có thể bị đau mắt hột, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa trong khi hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Đau mắt hột là do nhiễm nấm Chlamydia ở giác mạc và mí mắt, nguyên nhân thường là do vệ sinh kém.
Làm thế nào để tránh bị viêm mắt khi đeo kính áp tròng? Nên nhớ kính áp tròng không phải là một phụ kiện thời trang mà là một dụng cụ y tế, nghĩa là cần được sử dụng, vệ sinh và bảo quản đúng cách. Thị trường hiện nay tràn ngập kính áp tròng trôi nổi, chỉ nên mua kính áp tròng ở địa chỉ đáng tin cậy và không sử dụng quá thời gian quy định ghi trên kính. Tuyệt đối không dùng chung kính áp tròng với người khác.
Giữ mặt và mắt sạch sẽ là điều đầu tiên cần làm để không bị viêm mắt. Trước tiên cần rửa tay sạch bằng xà phòng rồi mới dùng khăn sạch lau mắt nhẹ nhàng. Mỗi loại kính áp tròng và dung dịch ngâm kính đều có hướng dẫn vệ sinh riêng cần thực hiện để tránh viêm mắt. Cần ngâm kính áp tròng trong dung dịch tối thiểu 10 phút để làm sạch vi khuẩn và virus.
Kính áp tròng thường bị khô nên nhiều người có thói quen liếm kính trước khi gắn vào mắt khiến vi khuẩn từ miệng sẽ lan sang kính rồi lên mắt. Các loại kính áp trọng mềm còn có dung dịch làm ẩm. Ngoại trừ dung dịch này, không bao giờ được dùng nước hoặc nước bọt để làm ẩm kính.
Đeo kính áp tròng khi đi ngủ sẽ làm mắt bị khô vì không cung cấp đủ oxy cho giác mạc. Đeo kính áp tròng quá thường xuyên còn làm mắt bị sưng phồng hoặc nghiêm trọng hơn là nổi mạch máu ở giác mạc.
Đừng sợ kính áp tròng sẽ biến mất đâu đó trong mắt. Nếu kính áp tròng bị xê dịch, bạn cần bình tĩnh nhỏ thuốc nhỏ mắt làm ướt mắt. Nếu bạn cảm thấy kính áp tròng đang ở bên nào thì hãy nhìn về hướng ngược lại rồi mở to mắt, dùng đầu ngón tay để lấy kính ra. Nếu điều này xảy ra nhiều lần có nghĩa là kính áp tròng không vừa và cần đổi đôi khác.