Triệu chứng ngạt khói
Theo HealthLine, nạn nhân ngạt khói có thể gặp một số triệu chứng với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
- Ho: Các màng nhầy trong đường hô hấp của nạn nhân tiết ra nhiều chất nhầy hơn khi chúng bị kích thích. Tăng sản xuất chất nhầy và thắt chặt các cơ trong đường thở dẫn đến ho phản xạ.
- Hụt hơi
- Khàn tiếng: Tổn thương do nhiệt và các hóa chất có trong khói gây co thắt dây thanh quản, viêm và phù nề đường hô hấp trên dẫn đến nói khàn, nói khó.
- Đau đầu: Việc tiếp xúc với carbon monoxide có thể gây đau đầu. Cùng với đau đầu, ngộ độc khí carbon monoxide cũng có thể gây buồn nôn và nôn.
|
Ảnh minh họa: KMU. |
- Thay đổi làn da: Da có thể nhợt nhạt và xanh xao do thiếu oxy, hoặc đỏ do ngộ độc khí carbon monoxide.
- Có thể có vết bỏng trên da
- Tổn thương mắt: Khói có thể gây kích ứng mắt và gây đỏ mắt; giác mạc có thể bị bỏng.
- Giảm sự tỉnh táo
Nồng độ oxy thấp và ngạt có thể gây ra tình trạng như lú lẫn, ngất xỉu và giảm tỉnh táo.
- Co giật và hôn mê cũng có thể xảy ra sau khi hít phải khói thuốc.
- Đau ngực: Có thể do kích thích ở đường hô hấp của bạn, hoặc là kết quả của lượng oxy cung cấp cho tim thấp. Ho quá mức cũng có thể gây đau ngực.
- Bồ hóng: Bồ hóng trong lỗ mũi hoặc cổ họng cho biết mức độ hít phải khói.
Sơ cứu người bị ngạt khói
Bất cứ ai bị ngạt khói đều cần được sơ cứu ngay lập tức. Khi nạn nhân được đưa ra khỏi đám cháy và có dấu hiệu bị ngạt khói, cần thực hiện những bước sau để giúp nạn nhân tránh nguy cơ tử vong:
- Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có khói, đến nơi thoáng, có không khí trong lành.
- Kiểm tra tuần hoàn, đường thở và hơi thở của nạn nhân.
- Bắt đầu thực hiện hô hấp nhân tạo, nếu cần thiết, trong khi chờ cấp cứu đến.
Ngay khi phát hiện nạn nhân ngừng thở thì phải thực hiện các phương pháp hô hấp nhân tạo càng nhanh càng tốt, mỗi giây mỗi phút thiếu oxy não sẽ dẫn đến chết não và tiên lượng phục hồi khó khăn.
Kỹ thuật hô hấp nhân tạo phải đúng, đủ mạnh và đủ tần số. Quan sát lồng ngực bệnh nhân có di chuyển lên xuống trong lúc thổi ngạt hay không và tiến hành lặp lại liên tục.
Phương pháp hô hấp nhân tạo này còn có tên gọi là khác là hà hơi thổi ngạt và đa số phải kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực.
Tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo này cho đến khi bệnh nhân tự thở hoặc trong một thời gian nhất định tùy trường hợp, đưa ngay đến cơ sở y tế.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hỏa hoạn thiêu rụi 2 nhà xưởng ở TP HCM