Cách phòng ngừa căn bệnh ung thư

Google News

Tại Việt Nam, ung thư đang khiến gần 80.000 người chết và 150.000 người mắc mới mỗi năm.

Phát biểu tại hội thảo “Giải pháp đánh thức hệ thống thải độc cơ thể phòng ngừa ung bướu”, GS.TS Nguyễn Bá Đức - nguyên Giám đốc Bệnh viện K - cho hay nguyên nhân khiến gần 80.000 người chết và 150.000 người mắc mới ung thư mỗi năm có 35% do thực phẩm chưa an toàn, 30% do thuốc lá, 5-10% do di truyền và các nguyên nhân khác còn lại.
Con số này sẽ không dừng lại ở đó mà còn gia tăng trong những năm tiếp theo, dự kiến khoảng 200.000 ca vào năm 2020. Số tiền bảo hiểm y tế Việt Nam phải chi trả cho điều trị căn bệnh này cũng lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm (160 triệu USD năm 2013).
Rất ít bệnh nhân ung thư được chẩn đoán và điều trị sớm, hầu hết ở giai đoạn muộn, di căn và biến chứng. Do đó, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, chi phí điều trị tăng cao.
GS Nguyễn Bá Đức. Ảnh: HQ. 
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 1/3 ung thư có thể phòng, 1/3 có thể chữa khỏi, 1/3 còn lại được kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng sống nhờ điều trị. Trong đó, phòng bệnh đang được chú trọng hàng đầu.
GS Đức cho hay phần lớn ung thư phát sinh do thói quen không có lợi cho sức khỏe như hút thuốc, lạm dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng không an toàn, ít vận động thể lực, ô nhiễm môi trường… Điều này khiến độc tố tích tụ, bủa vây và tấn công tế bào, tàn phá sức khỏe con người.
Ước tính có 80.000 hóa chất công nghiệp độc hại được tìm thấy trong môi trường sống, hiện diện trong thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá…
Các độc tố này qua phổi, da, đường tiêu hóa, chuyển tới cơ quan thải độc của cơ thể và ra ngoài qua thận, da, phổi, gan và đường tiêu hóa. Do đó, việc ngăn ngừa các chất độc tích tụ trong cơ thể rất có ý nghĩa trong việc ngừa bệnh.
Phòng bệnh ung thư chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu trong chương trình phòng chống ung thư, bao gồm việc kích hoạt hệ thống thải độc làm việc tối đa công suất. Điều này sẽ giúp đào thải kịp thời các độc tố, khiến chúng không còn cơ hội tích lũy qua năm tháng, đồng thời còn tạo hàng rào bảo vệ tế bào để tránh nguy cơ ung thư và bệnh tật”, PGS Đức thông tin.
Bà Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Y học Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết xu hướng can thiệp dự phòng ung thư trong tương lai sẽ tập trung vào các kiến thức về gen của con người và công nghệ sinh học trong xử lý và điều chỉnh các gen gây ung thư và công tác tầm soát phát hiện sớm.
Việc bổ sung các chất chống oxy hóa mạnh như hoạt chất Sulforaphane có tác dụng tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, bằng cách kích thích làm tăng hoạt tính của các enzyme thải độc tại gan, và bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các độc tố.
Chuyên gia lưu ý hiện nay có nhiều phương pháp thải độc. Tùy tình trạng, mỗi người sẽ có phương pháp khác nhau, trước khi sử dụng phương pháp nào cần tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng.
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):
Theo Hà Quyên/Zing News

>> xem thêm

Bình luận(0)