Bong gân ở mắt cá chân. Tai nạn này không chỉ gặp khi bạn chạy ngoài trời mà chạy trên máy cũng có thể bị. Chạy ở ngoài trời với địa hình không bằng phẳng dễ bong gân và chạy trên máy có thể do sự mất tập trung của bạn.Trong trường hợp này, hãy sử dụng máy chạy bộ có gắn chip để khi bạn ngã thì nó sẽ ngừng lại, còn nếu chạy ngoài trời thì bạn có thể chọn địa hình bằng phẳng hơn như công viên hoặc vỉa hè.Đau lưng. Nhiều người bị đau lưng sau khi luyện tập thể dục, điều này có thể do cơ bụng và lưng yếu. Bạn có thể tăng sức dẻo dai của cơ bụng và lưng dần dần theo thời gian luyện tập. Đau lưng cũng có thể do các động tác quá mạnh, lặp đi lặp lại hoặc khi tập sai tư thế. Lựa chọn bài tập thể dục cũng rất quan trọng, nên chọn bài tập nhẹ nhàng rồi mới nâng cao dần.Đau vai. Cơn đau này do dây chằng và cơ bắp hỗ trợ cánh tay và khớp vai khi bạn luyện tập. Nếu chấn thương nặng có thể làm cho vai khó chuyển động và căng cứng. Để phòng tránh chấn thương cơ vai bạn cần khởi động xoay vai và làm giãn cơ trước khi bước vào tập luyện chính.Đau ống chân. Đau dọc theo mép chân có thể là dấu hiệu của hội chứng căng cơ, thường gặp ở những người chạy bộ. Với cơn đau này, bạn nên mang giày thích hợp và tăng dần cường độ luyện tập không quá 10%/tuần.Đau ngực. Việc tập tạ quá nặng có thể dẫn tới chấn thương nghiêm trọng ở ngực. Cơn đau này biểu hiện khi bạn thấy nhói lên ở ngực đến độ muốn chảy nước mắt, cánh tay và ngực chuyển sang thâm đen. Khi đó, bạn nên thay đổi cân nặng cử tạ cho phù hợp.Chuột rút. Nếu đổ mồ hôi quá nhiều mà bạn không bổ sung nước và natri thì rất dễ dẫn đến bị chuột rút. Với người mới tập luyện thì cũng rất dễ bị chuột rút khi các cơ bị căng mỏi quá sức. Bạn có thể phòng tránh chứng chuột rút bằng cách bổ sung nước với natri. Nếu chuột rút do căng mỏi cơ thì nên xoa bóp nhẹ nhàng và thả lỏng các cơ bắp.Đau cổ do tập sai tư thế hoặc hình thức tập thể dục không phù hợp. Nếu bạn chỉ đau nhẹ vùng cổ thì nên xoay đầu nhẹ nhàng, tránh xoay 360 độ liên tục. Mát xa nhẹ nhàng các khu vực xung quanh để nới lỏng cơ bắp. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp.Viêm và đau xảy ra với các khía cạnh bên trong hoặc bên ngoài của đầu gối. Những người luyện tập môn đạp xe hoặc chạy đường dài thường mắc những cơn đau này. Nếu đi xe đạp thì bạn nên điều chỉnh ghế ngồi thích hợp, nếu chạy bộ thì hãy chọn cung đường bằng phẳng.
Bong gân ở mắt cá chân. Tai nạn này không chỉ gặp khi bạn chạy ngoài trời mà chạy trên máy cũng có thể bị. Chạy ở ngoài trời với địa hình không bằng phẳng dễ bong gân và chạy trên máy có thể do sự mất tập trung của bạn.
Trong trường hợp này, hãy sử dụng máy chạy bộ có gắn chip để khi bạn ngã thì nó sẽ ngừng lại, còn nếu chạy ngoài trời thì bạn có thể chọn địa hình bằng phẳng hơn như công viên hoặc vỉa hè.
Đau lưng. Nhiều người bị đau lưng sau khi luyện tập thể dục, điều này có thể do cơ bụng và lưng yếu. Bạn có thể tăng sức dẻo dai của cơ bụng và lưng dần dần theo thời gian luyện tập. Đau lưng cũng có thể do các động tác quá mạnh, lặp đi lặp lại hoặc khi tập sai tư thế. Lựa chọn bài tập thể dục cũng rất quan trọng, nên chọn bài tập nhẹ nhàng rồi mới nâng cao dần.
Đau vai. Cơn đau này do dây chằng và cơ bắp hỗ trợ cánh tay và khớp vai khi bạn luyện tập. Nếu chấn thương nặng có thể làm cho vai khó chuyển động và căng cứng. Để phòng tránh chấn thương cơ vai bạn cần khởi động xoay vai và làm giãn cơ trước khi bước vào tập luyện chính.
Đau ống chân. Đau dọc theo mép chân có thể là dấu hiệu của hội chứng căng cơ, thường gặp ở những người chạy bộ. Với cơn đau này, bạn nên mang giày thích hợp và tăng dần cường độ luyện tập không quá 10%/tuần.
Đau ngực. Việc tập tạ quá nặng có thể dẫn tới chấn thương nghiêm trọng ở ngực. Cơn đau này biểu hiện khi bạn thấy nhói lên ở ngực đến độ muốn chảy nước mắt, cánh tay và ngực chuyển sang thâm đen. Khi đó, bạn nên thay đổi cân nặng cử tạ cho phù hợp.
Chuột rút. Nếu đổ mồ hôi quá nhiều mà bạn không bổ sung nước và natri thì rất dễ dẫn đến bị chuột rút. Với người mới tập luyện thì cũng rất dễ bị chuột rút khi các cơ bị căng mỏi quá sức. Bạn có thể phòng tránh chứng chuột rút bằng cách bổ sung nước với natri. Nếu chuột rút do căng mỏi cơ thì nên xoa bóp nhẹ nhàng và thả lỏng các cơ bắp.
Đau cổ do tập sai tư thế hoặc hình thức tập thể dục không phù hợp. Nếu bạn chỉ đau nhẹ vùng cổ thì nên xoay đầu nhẹ nhàng, tránh xoay 360 độ liên tục. Mát xa nhẹ nhàng các khu vực xung quanh để nới lỏng cơ bắp. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Viêm và đau xảy ra với các khía cạnh bên trong hoặc bên ngoài của đầu gối. Những người luyện tập môn đạp xe hoặc chạy đường dài thường mắc những cơn đau này. Nếu đi xe đạp thì bạn nên điều chỉnh ghế ngồi thích hợp, nếu chạy bộ thì hãy chọn cung đường bằng phẳng.