Mọt gạo là côn trùng gây hại cho các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo và ngô. Mọt gạo trưởng thành dài khoảng 2mm, miệng có răng sắc dài, vỏ có màu ánh cam đỏ. (Ảnh: ABLW, minh họa)Bình thường, mọt gạo tương đối sạch, không mang mầm bệnh, chỉ cần xử lý và vo sạch là có thể nấu cơm ăn bình thường. Bên cạnh đó, nấu cơm ở nhiệt độ cao khiến trứng ẩn trong gạo sẽ bị tiêu diệt, không thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Gạo có mọt không nhất định do để lâu. Nguyên nhân chính là vì mọt đẻ trứng bám vào thóc từ giai đoạn thu hoạch. Gặp điều kiện thích hợp (nhiệt độ 20-40°C, độ ẩm 65-95), trứng nở thành con.Nguyên nhân gạo có mọt thứ hai là dụng cụ đựng gạo có trứng mọt. Gặp điều kiện thuận lợi, trứng mọt nở thành côn trùng. Mặc dù không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng mọt gạo gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng hương vị món ăn.Thật vậy, mọt gạo màu đen, di chuyển liên tục trong gạo khiến nguyên liệu không được hấp dẫn. Không những vậy, mọt còn ăn phần tinh bột, dùng vòi đục lỗ trên gạo đẻ trứng vào đó làm giảm chất lượng của gạo.Để loại bỏ mọt gạo, bạn có thể tận dụng các tép tỏi khô, dùng dao đập dập tỏi rồi vùi vào gạo. Mùi tỏi khiến mọt khó chịu, nhanh chóng bỏ đi.Cho gạo vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 24 giờ cũng góp phần tiêu diệt và ngăn chặn trứng mọt phát triển. Nhiệt độ thấp khiến mọt chết cóng, chuyển màu đỏ đen rất dễ nhận biết và loại bỏ.Nếu gạo có ít mọt, bạn chỉ cần cho gạo vào nơi râm mát, thoáng gió để chúng bò ra ngoài.Một cách hữu dụng khác là tận dụng vỏ cam khô đuổi mọt. Khi thực hiện, bạn chỉ cần vùi phần vỏ vào gạo, mùi thơm của vỏ cam vừa xua đuổi côn trùng vừa khiến gạo có mùi dễ chịu.Tương tự cách dùng vỏ cam đuổi mọt, bạn có thể tận dụng ớt đã tách bỏ hạt cho vào thùng gạo. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.Dùng muối rắc lên gạo cũng mang lại tác dụng đuổi mọt. Chú ý, không nên rắc quá nhiều muối bởi nó khiến gạo nấu lên có vị mặn, dễ ẩm khi muối tan thành nước.>>> Mời độc giả xem thêm video: Bỏ thứ này vào hũ gạo trước Giao thừa, cả năm tiền rủng rỉnh. (Nguồn video: Kienthuc.net)
Mọt gạo là côn trùng gây hại cho các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo và ngô. Mọt gạo trưởng thành dài khoảng 2mm, miệng có răng sắc dài, vỏ có màu ánh cam đỏ. (Ảnh: ABLW, minh họa)
Bình thường, mọt gạo tương đối sạch, không mang mầm bệnh, chỉ cần xử lý và vo sạch là có thể nấu cơm ăn bình thường. Bên cạnh đó, nấu cơm ở nhiệt độ cao khiến trứng ẩn trong gạo sẽ bị tiêu diệt, không thể gây hại cho hệ tiêu hóa.
Gạo có mọt không nhất định do để lâu. Nguyên nhân chính là vì mọt đẻ trứng bám vào thóc từ giai đoạn thu hoạch. Gặp điều kiện thích hợp (nhiệt độ 20-40°C, độ ẩm 65-95), trứng nở thành con.
Nguyên nhân gạo có mọt thứ hai là dụng cụ đựng gạo có trứng mọt. Gặp điều kiện thuận lợi, trứng mọt nở thành côn trùng. Mặc dù không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng mọt gạo gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng hương vị món ăn.
Thật vậy, mọt gạo màu đen, di chuyển liên tục trong gạo khiến nguyên liệu không được hấp dẫn. Không những vậy, mọt còn ăn phần tinh bột, dùng vòi đục lỗ trên gạo đẻ trứng vào đó làm giảm chất lượng của gạo.
Để loại bỏ mọt gạo, bạn có thể tận dụng các tép tỏi khô, dùng dao đập dập tỏi rồi vùi vào gạo. Mùi tỏi khiến mọt khó chịu, nhanh chóng bỏ đi.
Cho gạo vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 24 giờ cũng góp phần tiêu diệt và ngăn chặn trứng mọt phát triển. Nhiệt độ thấp khiến mọt chết cóng, chuyển màu đỏ đen rất dễ nhận biết và loại bỏ.
Nếu gạo có ít mọt, bạn chỉ cần cho gạo vào nơi râm mát, thoáng gió để chúng bò ra ngoài.
Một cách hữu dụng khác là tận dụng vỏ cam khô đuổi mọt. Khi thực hiện, bạn chỉ cần vùi phần vỏ vào gạo, mùi thơm của vỏ cam vừa xua đuổi côn trùng vừa khiến gạo có mùi dễ chịu.
Tương tự cách dùng vỏ cam đuổi mọt, bạn có thể tận dụng ớt đã tách bỏ hạt cho vào thùng gạo. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.
Dùng muối rắc lên gạo cũng mang lại tác dụng đuổi mọt. Chú ý, không nên rắc quá nhiều muối bởi nó khiến gạo nấu lên có vị mặn, dễ ẩm khi muối tan thành nước.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Bỏ thứ này vào hũ gạo trước Giao thừa, cả năm tiền rủng rỉnh. (Nguồn video: Kienthuc.net)