Làm thế nào để đặt nhiệt độ tủ lạnh đúng? Trước tiên cần hiểu rằng nhiệt độ tủ lạnh không phải không thay đổi. Tủ lạnh được làm lạnh bằng một loại khí có dạng lỏng trong ống xoắn và hấp thu nhiệt trong không khí. Thực phẩm để gần ống xoắn này thì càng lạnh vì nguyên tắc khí nóng bốc lên phía trên. Các chuyên gia chỉ dẫn nhiệt độ tốt nhất cho toàn bộ tủ lạnh là từ 0-4 độ C. Đây là cách để ngăn chặn vi khuẩn listeria, một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trong môi trường trên 5 độ C. Tuy nhiên không nên đặt nhiệt độ tủ lạnh dưới 0 độ C vì khi đó nước trong thực phẩm sẽ bị biến thành đá và ăn không ngon. Tủ lạnh càng đựng nhiều đồ ăn thì càng khó giữ lạnh. Vì vậy nếu tủ lạnh đầy thì nên giảm nhiệt độ đi 1 độ C. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tủ lạnh trống thì sẽ tốt. Để bảo đảm hệ thống làm mát không bị quá tải và tủ lạnh bị quá lạnh, khi không có đồ ăn thì chỉ cần để vài chai nước lọc trong tủ hoặc tăng nhiệt độ tủ lạnh lên một nấc. Cách sử dụng tủ lạnh chuẩn nhất là chứa hết khoảng ¾ công năng, khi đó luồng khí không bị lưu thông tự do và tránh hình thành nên các túi khí nóng. Nếu không có loại tủ lạnh đo nhiệt độ, làm thế nào để xác định nhiệt độ trong tủ lạnh có phù hợp hay không? Khi tủ lạnh quá ấm, bạn sẽ thấy bên trong thành tủ bị đọng nước, nghĩa là không khí trong tủ lạnh đã bị chuyển từ khí thành nước và thực phẩm ở ngăn dưới sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu nhiệt độ quá lạnh, bạn sẽ thấy mặt trong phía sau tủ lạnh bị đóng thành tuyết. Nhưng điều này cũng có thể là do cửa tủ lạnh không đóng chặt khiến không khí bên ngoài lọt vào. Khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi thì nhiệt độ tủ lạnh cũng thay đổi. Vì vậy, nên đặt tủ lạnh ở nơi ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nhất. Nếu trời quá nóng thì không nên mở tủ lạnh thường xuyên. Lưu ý là dù quá nóng hay quá lạnh thì cũng chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ lên hoặc xuống 1 độ C so với phạm vi 0-4 độ C.Ngoài đồ ăn sống thì tủ lạnh còn dùng để bảo quản thức ăn thừa, miễn là đựng trong các hộp kín và đã để nguội ở nhiệt độ phòng không quá 2 tiếng. Nếu thực phẩm còn nóng thì nên làm nguội càng nhanh càng tốt. Lưu ý đối với cơm đã nấu chín vì khuẩn que – một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm – sẽ bắt đầu sản sinh ra các bào tử độc ngay khi cơm nguội. Giữ lạnh đúng cách sẽ giảm bớt sự tăng sinh vi khuẩn này. Thời gian vệ sinh tủ lạnh nên là mỗi tháng 1 lần. Bạn có thể dùng nước xà phòng (không phải bột giặt) và bàn chải đánh răng để làm sạch những ngóc ngách trong tủ lạnh. Ít nhất mỗi năm một lần, bạn nên lấy hết mọi thứ ra rồi tắt tủ lạnh đi cho tan hết tuyết rồi bật lại để nhiệt độ trong tủ lạnh ổn định hơn. Nên sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh thế nào cho đúng? Ngăn dưới cùng được đóng thành khoang riêng nên dùng để đựng rau củ quả vì đây là ngăn ẩm nhất. Ngăn trên đó là ngăn có nhiệt độ thấp nhất, khoảng 1 độ C, nên dùng để bảo quản các loại thịt cá sống và sữa. Ngăn giữa tủ lạnh là ngăn có nhiệt độ ổn định nhất (khoảng 2-3 độ) nên dùng để bảo quản trứng sống và các loại đồ ăn đã chế biến. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản rượu và đồ uống là từ 5-7 độ C vì vậy nên đặt lên ngăn trên cùng. Đồ ăn còn thừa cũng nên đặt ở ngăn này. Cánh cửa tủ lạnh cũng được chia thành 2 ngăn. Ngăn dưới nên dùng để đựng các loại nước quả, nước sốt vì đây đều là những thực phẩm có chứa chất bảo quản. Ngăn trên là ngăn ấm nhất nên dành cho các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai… nhưng nên đựng trong hộp kín hơi.
Làm thế nào để đặt nhiệt độ tủ lạnh đúng? Trước tiên cần hiểu rằng nhiệt độ tủ lạnh không phải không thay đổi. Tủ lạnh được làm lạnh bằng một loại khí có dạng lỏng trong ống xoắn và hấp thu nhiệt trong không khí. Thực phẩm để gần ống xoắn này thì càng lạnh vì nguyên tắc khí nóng bốc lên phía trên.
Các chuyên gia chỉ dẫn nhiệt độ tốt nhất cho toàn bộ tủ lạnh là từ 0-4 độ C. Đây là cách để ngăn chặn vi khuẩn listeria, một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trong môi trường trên 5 độ C. Tuy nhiên không nên đặt nhiệt độ tủ lạnh dưới 0 độ C vì khi đó nước trong thực phẩm sẽ bị biến thành đá và ăn không ngon.
Tủ lạnh càng đựng nhiều đồ ăn thì càng khó giữ lạnh. Vì vậy nếu tủ lạnh đầy thì nên giảm nhiệt độ đi 1 độ C. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tủ lạnh trống thì sẽ tốt. Để bảo đảm hệ thống làm mát không bị quá tải và tủ lạnh bị quá lạnh, khi không có đồ ăn thì chỉ cần để vài chai nước lọc trong tủ hoặc tăng nhiệt độ tủ lạnh lên một nấc.
Cách sử dụng tủ lạnh chuẩn nhất là chứa hết khoảng ¾ công năng, khi đó luồng khí không bị lưu thông tự do và tránh hình thành nên các túi khí nóng. Nếu không có loại tủ lạnh đo nhiệt độ, làm thế nào để xác định nhiệt độ trong tủ lạnh có phù hợp hay không?
Khi tủ lạnh quá ấm, bạn sẽ thấy bên trong thành tủ bị đọng nước, nghĩa là không khí trong tủ lạnh đã bị chuyển từ khí thành nước và thực phẩm ở ngăn dưới sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu nhiệt độ quá lạnh, bạn sẽ thấy mặt trong phía sau tủ lạnh bị đóng thành tuyết. Nhưng điều này cũng có thể là do cửa tủ lạnh không đóng chặt khiến không khí bên ngoài lọt vào.
Khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi thì nhiệt độ tủ lạnh cũng thay đổi. Vì vậy, nên đặt tủ lạnh ở nơi ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nhất. Nếu trời quá nóng thì không nên mở tủ lạnh thường xuyên. Lưu ý là dù quá nóng hay quá lạnh thì cũng chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ lên hoặc xuống 1 độ C so với phạm vi 0-4 độ C.
Ngoài đồ ăn sống thì tủ lạnh còn dùng để bảo quản thức ăn thừa, miễn là đựng trong các hộp kín và đã để nguội ở nhiệt độ phòng không quá 2 tiếng. Nếu thực phẩm còn nóng thì nên làm nguội càng nhanh càng tốt. Lưu ý đối với cơm đã nấu chín vì khuẩn que – một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm – sẽ bắt đầu sản sinh ra các bào tử độc ngay khi cơm nguội. Giữ lạnh đúng cách sẽ giảm bớt sự tăng sinh vi khuẩn này.
Thời gian vệ sinh tủ lạnh nên là mỗi tháng 1 lần. Bạn có thể dùng nước xà phòng (không phải bột giặt) và bàn chải đánh răng để làm sạch những ngóc ngách trong tủ lạnh. Ít nhất mỗi năm một lần, bạn nên lấy hết mọi thứ ra rồi tắt tủ lạnh đi cho tan hết tuyết rồi bật lại để nhiệt độ trong tủ lạnh ổn định hơn.
Nên sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh thế nào cho đúng? Ngăn dưới cùng được đóng thành khoang riêng nên dùng để đựng rau củ quả vì đây là ngăn ẩm nhất. Ngăn trên đó là ngăn có nhiệt độ thấp nhất, khoảng 1 độ C, nên dùng để bảo quản các loại thịt cá sống và sữa.
Ngăn giữa tủ lạnh là ngăn có nhiệt độ ổn định nhất (khoảng 2-3 độ) nên dùng để bảo quản trứng sống và các loại đồ ăn đã chế biến. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản rượu và đồ uống là từ 5-7 độ C vì vậy nên đặt lên ngăn trên cùng. Đồ ăn còn thừa cũng nên đặt ở ngăn này.
Cánh cửa tủ lạnh cũng được chia thành 2 ngăn. Ngăn dưới nên dùng để đựng các loại nước quả, nước sốt vì đây đều là những thực phẩm có chứa chất bảo quản. Ngăn trên là ngăn ấm nhất nên dành cho các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai… nhưng nên đựng trong hộp kín hơi.