Tuy nhiên, ngoài những hiệu quả tốt cho sức khỏe, nha đam còn có một số độc tính, nếu dùng quá liều hoặc kéo dài sẽ gây tổn thương gan (viêm gan cấp, tăng men gan...), suy thận, ảnh hưởng thai nhi... Tác dụng không tốt này chủ yếu do các thành phần có trong nhựa cây (nhựa vàng chảy ra sau khi cắt lá nha đam).Chúng ta thường sử dụng gel nha đam (phần trắng, nhớt sau khi gọt bỏ vỏ xanh) trong ăn uống và làm đẹp, tuy nhiên qua đánh giá cho thấy dù rửa trôi phần nhựa vàng thì phần gel này vẫn còn các hoạt chất anthraquinone trong gel dù với liều thấp hơn nhựa cây. Vậy sử dụng gel nha đam sao cho an toàn? Trong sơ chế cần gọt bỏ phần vỏ xanh và gai hai bên lá, rửa kỹ với nước muối loãng nhiều lần để làm trôi sạch phần nhựa màu vàng, sau đó xắt hạt lựu hay thành từng miếng nhỏ vừa ăn, khuyến cáo không dùng quá 50-100g mỗi ngày và không nhiều hơn 2 ngày/tuần.Khi dùng gel nha đam điều trị bên ngoài như viêm da sau xạ trị, bỏng, vảy nến... không hạn chế liều lượng và dùng trung bình 2-3 lần/ngày.Khi uống hoặc ăn, các đối tượng sau cần chú ý giảm lượng tiêu thụ hoặc hạn chế không dùng nha đam: Người bệnh suy tuyến giáp: dùng nha đam có khả năng làm giảm thêm hormone giáp, gây giảm đáp ứng điều trị và tăng nặng triệu chứng suy giáp.Người có bệnh lý thận: không nên dùng liều cao hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.Phụ nữ có thai: vài báo cáo cho thấy nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai không nên dùng các sản phẩm từ nha đamBệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: nếu bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, bạn nên theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run... nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê...Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp... chú ý vì nha đam nhuận tràng, gây tiêu chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác dụng phụ của thuốc. Đặc biệt trẻ em dưới 12 tuổi dùng nhiều nha đam gây đau bụng, vọp bẻ và tiêu chảy do giảm ion kali máu.Người bệnh hay bị đầy bụng, ăn không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: theo Đông y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng nha đam.
Tuy nhiên, ngoài những hiệu quả tốt cho sức khỏe, nha đam còn có một số độc tính, nếu dùng quá liều hoặc kéo dài sẽ gây tổn thương gan (viêm gan cấp, tăng men gan...), suy thận, ảnh hưởng thai nhi... Tác dụng không tốt này chủ yếu do các thành phần có trong nhựa cây (nhựa vàng chảy ra sau khi cắt lá nha đam).
Chúng ta thường sử dụng gel nha đam (phần trắng, nhớt sau khi gọt bỏ vỏ xanh) trong ăn uống và làm đẹp, tuy nhiên qua đánh giá cho thấy dù rửa trôi phần nhựa vàng thì phần gel này vẫn còn các hoạt chất anthraquinone trong gel dù với liều thấp hơn nhựa cây. Vậy sử dụng gel nha đam sao cho an toàn?
Trong sơ chế cần gọt bỏ phần vỏ xanh và gai hai bên lá, rửa kỹ với nước muối loãng nhiều lần để làm trôi sạch phần nhựa màu vàng, sau đó xắt hạt lựu hay thành từng miếng nhỏ vừa ăn, khuyến cáo không dùng quá 50-100g mỗi ngày và không nhiều hơn 2 ngày/tuần.
Khi dùng gel nha đam điều trị bên ngoài như viêm da sau xạ trị, bỏng, vảy nến... không hạn chế liều lượng và dùng trung bình 2-3 lần/ngày.
Khi uống hoặc ăn, các đối tượng sau cần chú ý giảm lượng tiêu thụ hoặc hạn chế không dùng nha đam: Người bệnh suy tuyến giáp: dùng nha đam có khả năng làm giảm thêm hormone giáp, gây giảm đáp ứng điều trị và tăng nặng triệu chứng suy giáp.
Người có bệnh lý thận: không nên dùng liều cao hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.
Phụ nữ có thai: vài báo cáo cho thấy nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai không nên dùng các sản phẩm từ nha đam
Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: nếu bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, bạn nên theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run... nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê...
Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp... chú ý vì nha đam nhuận tràng, gây tiêu chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác dụng phụ của thuốc. Đặc biệt trẻ em dưới 12 tuổi dùng nhiều nha đam gây đau bụng, vọp bẻ và tiêu chảy do giảm ion kali máu.
Người bệnh hay bị đầy bụng, ăn không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: theo Đông y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng nha đam.