Độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Các loại nấm mốc có thể gây đột biến gen với nhiều mức độ khác nhau như aflatoxin, ochratoxin A, patulin, fumonisin, zearalenone và nivalenol. (Ảnh minh họa)Trong số đó, aflatoxin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là chất có khả năng gây ung thư hàng đầu, độc gấp 68 lần so với thạch tín.Nấm mốc sinh sản bằng cách tự phân đôi, tạo ra các bào tử và phát tán vào không khí. Đây cũng là thành phần chủ yếu của bụi trong nhà. Khi hít phải nấm mốc, các bào tử nấm mốc hình thành, tích tụ số lượng lớn gây nên các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, bệnh hô hấp với các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, ngứa mắt, đau khớp, ho,..Các thiết bị như máy hút ẩm giúp hút ẩm hiệu quả. Tuy vậy, không phải gia đình nào cũng có điều kiện trang bị. Để nhà ở khô ráo, bạn có thể áp dụng mẹo chống nồm ẩm dưới đây. Không cần bỏ ra chi phí quá lớn, bạn vẫn có thể có được không gian sống an toàn, thân thiện với sức khỏe.Bật điều hòa chế độ khô. Khởi động chế độ “dry”, không khí trong phòng sẽ đi qua máy lạnh, một lượng lớn hơi nước sẽ ngưng tụ tại dàn lạnh. Tiếp đó, máy sẽ thổi phần không khí khô ra phòng, nước đọng sẽ được dẫn ra ngoài thông qua ống dẫn. Đây là cách chống nồm tốt nhất, không cần phải mua máy hút ẩm chuyên dụng mà vẫn đảm bảo nhà khô sạch, lưu thông không khí, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.Đảm bảo thông gió. Thời tiết nồm ẩm khiến không gian sống trở nên bí bách. Lúc này, bạn nên mở cửa sổ và cửa chính để không khí lưu thông tự do, không khí ẩm thoát ra khỏi căn nhà. Lưu ý khi mở cửa, bạn cần mở cả cửa trước lẫn cửa sau nhằm tạo sự luân chuyển không khí và chỉ mở cửa khi ngoài trời tạnh ráo, hửng nắng.Ngoài ra, bạn cũng nên mở các hệ thống thông gió như quạt hút mùi trong nhà bếp, nhà tắm để giảm lượng nước ngưng tụ trong nhà.Không phơi quần áo trong nhà. Phơi quần áo trong nhà khiến hơi nước ngưng tụ trên tường và trần nhà, tình trạng nồm ẩm sẽ tồi tệ hơn. Nếu không có máy sấy quần áo, bạn nên phơi quần áo bên ngoài, đảm bảo thoáng mát và thông gió.Nếu đun nấu trong nhà, bạn nên đậy nắp nồi, bật quạt thông gió nhằm tránh hơi nước bốc ra khiến độ ẩm không khí tăng cao.Tương tự với phòng tắm, bạn nên đóng cửa và bật quạt thông gió để tránh phát tán hơi nước ra khắp nhà.Lau nhà bằng khăn khô. Những ngày nồm ẩm, chị em nên sử dụng khăn khô, có khả năng hút nước để lau nhà. Bằng cách này, chúng ta giúp sàn nhà sạch sẽ và khô ráo, khác biệt hoàn toàn so với cách dùng khăn ướt lau nhà như thông thường.Sử dụng vật liệu hút ẩm. Những vật liệu như than củi khô, bìa cứng, hạt hút ẩm cũng góp phần cải thiện hiệu quả tình trạng nồm ẩm trong nhà. Với những chất liệu như than củi, hạt hút ẩm, bạn có thể để chúng ở góc phòng. Trong khi đó dùng bìa cứng trải, bạn vừa cảm nhận được sự khô ráo vừa tránh làm bẩn sàn.Các loại cây có khả năng hút ẩm như dương xỉ cũng mang lại hiệu quả khả quan. Đặt trong nhà, chúng vừa giúp hút ẩm vừa loại bỏ khí cacbonic, bổ sung oxy rất có lợi cho các thành viên trong nhà.Mời độc giả xem thêm video: Cuộc sống xáo trộn vì tiết trời nồm ẩm. (Nguồn video: VTV24)
Độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Các loại nấm mốc có thể gây đột biến gen với nhiều mức độ khác nhau như aflatoxin, ochratoxin A, patulin, fumonisin, zearalenone và nivalenol. (Ảnh minh họa)
Trong số đó, aflatoxin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là chất có khả năng gây ung thư hàng đầu, độc gấp 68 lần so với thạch tín.
Nấm mốc sinh sản bằng cách tự phân đôi, tạo ra các bào tử và phát tán vào không khí. Đây cũng là thành phần chủ yếu của bụi trong nhà. Khi hít phải nấm mốc, các bào tử nấm mốc hình thành, tích tụ số lượng lớn gây nên các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, bệnh hô hấp với các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, ngứa mắt, đau khớp, ho,..
Các thiết bị như máy hút ẩm giúp hút ẩm hiệu quả. Tuy vậy, không phải gia đình nào cũng có điều kiện trang bị. Để nhà ở khô ráo, bạn có thể áp dụng mẹo chống nồm ẩm dưới đây. Không cần bỏ ra chi phí quá lớn, bạn vẫn có thể có được không gian sống an toàn, thân thiện với sức khỏe.
Bật điều hòa chế độ khô. Khởi động chế độ “dry”, không khí trong phòng sẽ đi qua máy lạnh, một lượng lớn hơi nước sẽ ngưng tụ tại dàn lạnh. Tiếp đó, máy sẽ thổi phần không khí khô ra phòng, nước đọng sẽ được dẫn ra ngoài thông qua ống dẫn. Đây là cách chống nồm tốt nhất, không cần phải mua máy hút ẩm chuyên dụng mà vẫn đảm bảo nhà khô sạch, lưu thông không khí, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Đảm bảo thông gió. Thời tiết nồm ẩm khiến không gian sống trở nên bí bách. Lúc này, bạn nên mở cửa sổ và cửa chính để không khí lưu thông tự do, không khí ẩm thoát ra khỏi căn nhà. Lưu ý khi mở cửa, bạn cần mở cả cửa trước lẫn cửa sau nhằm tạo sự luân chuyển không khí và chỉ mở cửa khi ngoài trời tạnh ráo, hửng nắng.
Ngoài ra, bạn cũng nên mở các hệ thống thông gió như quạt hút mùi trong nhà bếp, nhà tắm để giảm lượng nước ngưng tụ trong nhà.
Không phơi quần áo trong nhà. Phơi quần áo trong nhà khiến hơi nước ngưng tụ trên tường và trần nhà, tình trạng nồm ẩm sẽ tồi tệ hơn. Nếu không có máy sấy quần áo, bạn nên phơi quần áo bên ngoài, đảm bảo thoáng mát và thông gió.
Nếu đun nấu trong nhà, bạn nên đậy nắp nồi, bật quạt thông gió nhằm tránh hơi nước bốc ra khiến độ ẩm không khí tăng cao.
Tương tự với phòng tắm, bạn nên đóng cửa và bật quạt thông gió để tránh phát tán hơi nước ra khắp nhà.
Lau nhà bằng khăn khô. Những ngày nồm ẩm, chị em nên sử dụng khăn khô, có khả năng hút nước để lau nhà. Bằng cách này, chúng ta giúp sàn nhà sạch sẽ và khô ráo, khác biệt hoàn toàn so với cách dùng khăn ướt lau nhà như thông thường.
Sử dụng vật liệu hút ẩm. Những vật liệu như than củi khô, bìa cứng, hạt hút ẩm cũng góp phần cải thiện hiệu quả tình trạng nồm ẩm trong nhà. Với những chất liệu như than củi, hạt hút ẩm, bạn có thể để chúng ở góc phòng. Trong khi đó dùng bìa cứng trải, bạn vừa cảm nhận được sự khô ráo vừa tránh làm bẩn sàn.
Các loại cây có khả năng hút ẩm như dương xỉ cũng mang lại hiệu quả khả quan. Đặt trong nhà, chúng vừa giúp hút ẩm vừa loại bỏ khí cacbonic, bổ sung oxy rất có lợi cho các thành viên trong nhà.
Mời độc giả xem thêm video: Cuộc sống xáo trộn vì tiết trời nồm ẩm. (Nguồn video: VTV24)