Trả lời trên báo Gia Đình Việt Nam, ông Lâm Quốc Hùng-Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm) cho biết nên chọn rau có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khi nhập rau bằng cảm quan và kinh nghiệm của mình để lựa chọn thì tỷ lệ nhiễm chất tồn dư sẽ ít hơn so với những chủ quầy hàng không lựa chọn mà cứ thế nhập vào. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp người mua không mua phải rau nhiễm hóa chấtCòn các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để an toàn người tiêu dùng hạn chế mua những loại rau trái vụ, nhất là các tháng cuối mùa. Vì vào thời điểm này thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phát triển nhiều, rau cằn cỗi, người trồng rau thường sử dụng nhiều chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng vượt mức an toàn và dùng đến cận ngày thu hoạch.Đối với những loại rau ăn lá không nên chọn rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng tốt khác thường. Khi mua các loại cải nên bẻ ngang phần gốc nếu thấy có nước từ thân tiết ra đó là cải bị bón quá nhiều phân đạm, không đảm bảo thời gian cách ly. Rau ăn ngọn (rau lang, rau muống, đọt bầu bí): Không nên mua những bó rau có ngọn vươn ra quá dài, vì những bó rau này dùng thuốc kích thích sinh trưởng quá liều và không đảm bảo thời gian cách ly, nếu mua về không dùng liền để ngày hôm sau ngọn rau sẽ vươn ra thêm một đoạn từ 5 – 10 cm.Rau cải (cải xanh, cải trắng, cải thảo): Khi mua nên bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì rau cải đã bị dùng đạm quá nhiều, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm lượng Nitrat trong rau rất cao, nếu để quá 12 giờ thì dễ bị úng nâu đen, không nên mua.Rau muống: Không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, nhìn từ xa mặt trên của lá rau rất bóng và mướt, vì rau này dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.Rau cần: Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen... là loại rau bị phun quá nhiều phân bón qua lá và có khả năng còn dư lượng thuốc BVTV.
Trả lời trên báo Gia Đình Việt Nam, ông Lâm Quốc Hùng-Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm) cho biết nên chọn rau có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khi nhập rau bằng cảm quan và kinh nghiệm của mình để lựa chọn thì tỷ lệ nhiễm chất tồn dư sẽ ít hơn so với những chủ quầy hàng không lựa chọn mà cứ thế nhập vào. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp người mua không mua phải rau nhiễm hóa chất
Còn các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để an toàn người tiêu dùng hạn chế mua những loại rau trái vụ, nhất là các tháng cuối mùa. Vì vào thời điểm này thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phát triển nhiều, rau cằn cỗi, người trồng rau thường sử dụng nhiều chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng vượt mức an toàn và dùng đến cận ngày thu hoạch.
Đối với những loại rau ăn lá không nên chọn rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng tốt khác thường. Khi mua các loại cải nên bẻ ngang phần gốc nếu thấy có nước từ thân tiết ra đó là cải bị bón quá nhiều phân đạm, không đảm bảo thời gian cách ly.
Rau ăn ngọn (rau lang, rau muống, đọt bầu bí): Không nên mua những bó rau có ngọn vươn ra quá dài, vì những bó rau này dùng thuốc kích thích sinh trưởng quá liều và không đảm bảo thời gian cách ly, nếu mua về không dùng liền để ngày hôm sau ngọn rau sẽ vươn ra thêm một đoạn từ 5 – 10 cm.
Rau cải (cải xanh, cải trắng, cải thảo): Khi mua nên bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì rau cải đã bị dùng đạm quá nhiều, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm lượng Nitrat trong rau rất cao, nếu để quá 12 giờ thì dễ bị úng nâu đen, không nên mua.
Rau muống: Không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, nhìn từ xa mặt trên của lá rau rất bóng và mướt, vì rau này dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.
Rau cần: Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen... là loại rau bị phun quá nhiều phân bón qua lá và có khả năng còn dư lượng thuốc BVTV.