Trong báo cáo mới được công bố ngày 15/10 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), việc ăn nhiều những thực phẩm ăn liền giá rẻ như mì ăn liền, bánh quy có thể giúp no bụng nhưng thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng khiến trẻ em Đông Nam Á bị thiếu dinh dưỡng và các vi chất cần thiết cho sự phát triển.
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trung bình ở 3 nước Philippines, Indonesia và Malaysia là 40%, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới là khoảng hơn 33%. |
Cụ thể, ba quốc gia Philippines, Indonesia và Malaysia đang có tình trạng lạm dụng mì gói trong việc nấu ăn cho trẻ nhỏ. Do các phụ huynh bận rộn làm việc, không có thời gian nấu ăn cho con, thiếu tiền hoặc thiếu hiểu biết đã để con ăn những thực phẩm ít có giá trị dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trung bình ở 3 nước này là 40%, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới là khoảng hơn 33%.
Nếu người tiêu dùng ăn mì ăn tôm trường kỳ thì mới bị suy dinh dưỡng do thiếu chất. Bởi lẽ chỉ có mì ăn liền thì dinh dưỡng không được cân bằng.
Tuy nhiên, muốn ăn mì gói lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng, chúng ta nên bổ sung thêm rau xanh (rau muống, cải xanh, xà lách xoong, nấm rơm, rau thơm…); hải sản (tôm, mực, cua…); thịt (heo, bò, gà); cá, trứng… để tô mì gói thêm giàu dinh dưỡng và ngon miệng.
|
Muốn ăn mì gói lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng, chúng ta nên bổ sung thêm rau xanh và tôm, cá thịt. Ảnh: Internet. |
Ông tổ của món mì ăn liền là Momofuku Ando, người sáng lập tập đoàn Nissin Food, đã chia sẻ cách ăn mì tôm lành mạnh. Đầu tiên, ông sẽ nhúng mì qua nước sôi, loại bỏ hoàn toàn phần dầu nổi bên trên, tiếp theo đó ông sẽ thêm các loại nguyên liệu khác như rau củ, thịt ăn kèm. Điều này không chỉ khiến cho mì có hương vị ngon hơn hẳn mà nó còn có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, ông Ando chỉ ăn 1 bữa mì mỗi ngày.
Lý do mì ăn liền được gọi là thực phẩm nhiều muối, thủ phạm cầm đầu chính là gói gia vị. Ví dụ mì ăn liền thông thường có tổng lượng muối 6,6g, đã vượt quá lượng muối ăn hàng ngày theo tiêu chuẩn là mỗi ngày ăn tối đa 6g muối.
Do đó, khi ăn mì, mọi người nên ăn ít gia vị hoặc không cho thêm gói gia vị vào mì. Nếu cho thêm gói gia vị thì tốt nhất không cho quá ¼ gói.
Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), mì gói được sử dụng rộng rãi trên 50 quốc gia. Năm 2008, tổng số gói mì tiêu thụ trên toàn thế giới là 9,4 tỷ và đến năm 2017, con số này đã đạt gần 100 tỷ gói mì. Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ mì gói lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.