Nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng là do sự suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng. Ngoài ra bệnh này cũng có thể xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người.Cách chữa nhiệt miệng tại nhà dễ dàng và hiệu quả nhất là dùng nước muối pha loãng súc miệng. Mỗi ngày súc miệng khoảng từ 2-3 lần có thể khiến giúp tình trạng xót miệng, đau giảm bớt, lại giúp miệng được thơm tho hơn.Ngoài ra, bạn có thể ngậm một số chất có vị chát để trị bệnh nhiệt miệng như ngậm sung, ngậm chè xanh.... Vị chát trong những quả này có tác dụng sát trùng, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng.Uống nước khế chua cũng là cách để bạn chữa bệnh nhiệt miệng. Giã nát khế chua, đổ nước vào đun sôi, để nguội rồi dùng để ngậm vài lần trong ngày.Cây nhọ nồi cũng có thể được dùng để chữa bệnh nhiệt miệng do đặc tính hạ nhiệt cơ thể của chúng. Giã nát lá nhọ nồi, lấy nước cốt trộn đều với mật ong, dùng bông tăm thấm vào dung dịch vào bôi lên vết loét miệng. Ngày bôi 2-3 lần.Uống nước cà chua ép hoặc nhai cà chua sống để hạ nhiệt cơ thể, qua đó giúp trị bệnh nhiệt miệng.Để hạ nhiệt cơ thể, bạn có thể dùng cách pha bột sắn với nước sôi để nguội rồi uống. Với trẻ nhỏ, bạn nên nấu bột sắn để bé ăn, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa giúp bé trị nhiệt miệng.Theo dân gian, rau diếp cá cũng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng. Rửa sạch lá diếp cá, giã nát, lấy nước cốt uống dần.Dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng rồi nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày nhai 5-6 lần.Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.
Nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng là do sự suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng. Ngoài ra bệnh này cũng có thể xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người.
Cách chữa nhiệt miệng tại nhà dễ dàng và hiệu quả nhất là dùng nước muối pha loãng súc miệng. Mỗi ngày súc miệng khoảng từ 2-3 lần có thể khiến giúp tình trạng xót miệng, đau giảm bớt, lại giúp miệng được thơm tho hơn.
Ngoài ra, bạn có thể ngậm một số chất có vị chát để trị bệnh nhiệt miệng như ngậm sung, ngậm chè xanh.... Vị chát trong những quả này có tác dụng sát trùng, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng.
Uống nước khế chua cũng là cách để bạn chữa bệnh nhiệt miệng. Giã nát khế chua, đổ nước vào đun sôi, để nguội rồi dùng để ngậm vài lần trong ngày.
Cây nhọ nồi cũng có thể được dùng để chữa bệnh nhiệt miệng do đặc tính hạ nhiệt cơ thể của chúng. Giã nát lá nhọ nồi, lấy nước cốt trộn đều với mật ong, dùng bông tăm thấm vào dung dịch vào bôi lên vết loét miệng. Ngày bôi 2-3 lần.
Uống nước cà chua ép hoặc nhai cà chua sống để hạ nhiệt cơ thể, qua đó giúp trị bệnh nhiệt miệng.
Để hạ nhiệt cơ thể, bạn có thể dùng cách pha bột sắn với nước sôi để nguội rồi uống. Với trẻ nhỏ, bạn nên nấu bột sắn để bé ăn, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa giúp bé trị nhiệt miệng.
Theo dân gian, rau diếp cá cũng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng. Rửa sạch lá diếp cá, giã nát, lấy nước cốt uống dần.
Dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng rồi nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày nhai 5-6 lần.
Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.