Rất nhiều mẹ bầu có thói quen ăn rau ngót nấu thịt, tuy nhiên món rau này không hề tốt cho sức khỏe của các mẹ. Trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Nếu như sau khi sinh thì loại rau này lại được khuyến khích ăn.Ngải cứu là loại rau chữa được nhiều bệnh như đau đầu, đau mỏi cơ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cũng cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, những mẹ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non thì đặc biệt không nên ăn nhiều rau ngải cứu.Đối với những phụ nữ bị tử cung ngả sau, tử cung có sẹo, nạo phá thai nhiều lần hay tiền sử sinh non tốt nhất nên tránh xa mướp đắng. Vì vị đắng của mướp đắng có thể kích thích dạ dày và dạ con co bóp nên ăn quá nhiều mướp đắng khi mang thai sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường, có thể là nguyên nhân sảy thai, sinh non cho những phụ nữ có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã nạo phá thai nhiều lần.Trong rau chùm ngây có alpha - sitosterol, một chất có cấu trúc tương tự như hoormone estrogen gây co cơ trơn tử cung dễ làm sảy thai. Người mẹ mang thai giai đoạn đầu và những mẹ nào tiền sử sảy thai hoặc bi thai lưu tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây.Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu bà bầu ăn nhiều rau răm sẽ dẫn đến mất máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây co bóp tử cung nên sẽ dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai.Rau bina chứa rất nhiều vitamin K cũng như giàu chất sắt. Tuy nhiên, nếu ngày nào mẹ bầu cũng ăn loại rau này thì nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên rất cao.Thực tế chứng minh, khi bà bầu ăn rau sam, chúng kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung và hậu quả là gây ra sảy thai. Đối với phụ nữ từng sảy thai thì càng nên tránh loại rau này.
Rất nhiều mẹ bầu có thói quen ăn rau ngót nấu thịt, tuy nhiên món rau này không hề tốt cho sức khỏe của các mẹ. Trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Nếu như sau khi sinh thì loại rau này lại được khuyến khích ăn.
Ngải cứu là loại rau chữa được nhiều bệnh như đau đầu, đau mỏi cơ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cũng cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, những mẹ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non thì đặc biệt không nên ăn nhiều rau ngải cứu.
Đối với những phụ nữ bị tử cung ngả sau, tử cung có sẹo, nạo phá thai nhiều lần hay tiền sử sinh non tốt nhất nên tránh xa mướp đắng. Vì vị đắng của mướp đắng có thể kích thích dạ dày và dạ con co bóp nên ăn quá nhiều mướp đắng khi mang thai sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường, có thể là nguyên nhân sảy thai, sinh non cho những phụ nữ có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã nạo phá thai nhiều lần.
Trong rau chùm ngây có alpha - sitosterol, một chất có cấu trúc tương tự như hoormone estrogen gây co cơ trơn tử cung dễ làm sảy thai. Người mẹ mang thai giai đoạn đầu và những mẹ nào tiền sử sảy thai hoặc bi thai lưu tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu bà bầu ăn nhiều rau răm sẽ dẫn đến mất máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây co bóp tử cung nên sẽ dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai.
Rau bina chứa rất nhiều vitamin K cũng như giàu chất sắt. Tuy nhiên, nếu ngày nào mẹ bầu cũng ăn loại rau này thì nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên rất cao.
Thực tế chứng minh, khi bà bầu ăn rau sam, chúng kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung và hậu quả là gây ra sảy thai. Đối với phụ nữ từng sảy thai thì càng nên tránh loại rau này.