Các gia đình nên chuẩn bị thức ăn đông lạnh gì khi cách ly xã hội?

Google News

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra một số loại thực phẩm đông lạnh an toàn và lạnh mạnh cho gia đình trong mùa dịch bệnh.

Thực phẩm đông lạnh đóng một vai trò quan trọng trong thời điểm người dân cách ly xã hội, hạn chế ra ngoài để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bên cạnh các mặt hàng tươi sống, đồ đóng hộp thì đồ đông lạnh cũng góp phần làm phong phú mâm cơm thường ngày của bạn. Ngoài ra, một số đồ đông lạnh có lợi với sức khỏe, cũng như kéo dài thời gian bạn phải đến siêu thị, chợ để mua thức ăn trong khoảng thời gian này.

Đặc biệt, các chuyên gia khuyến khích người dân dự trữ trái cây và rau quả đông lạnh để cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn.

Cac gia dinh nen chuan bi thuc an dong lanh gi khi cach ly xa hoi?

Hoa quả đông lạnh.

Các loại thực phẩm nên dự trữ

Quả mọng: Các loại quả thuộc họ dâu như dâu tây, việt quất, mâm xôi... cung cấp nguồn vitamin C và chất xơ tuyệt vời. Có thể sử dụng trong các loại bánh nướng, sinh tố... hoặc ăn quả đông lạnh cũng có hương vị tuyệt với.

Chuối: Chuyên gia dinh dưỡng Rebecca Ditkoff khuyên nên tích trữ chuối. Chuối giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm mangan, kali và vitamin C và B6. Khi chuối chín, bạn có thể để trong ngăn thường tủ lạnh. Đến khi vỏ chuối chuyển sang màu nâu, hãy bỏ vỏ, cho vào trong túi đựng thực phẩm và để lên ngăn lạnh, sau đó dùng để làm những món sinh tố.

Đậu: Họ đậu như đậu nành, đậu đũa, đậu lông... cung cấp lượng protein và canxi thực vật dồi dào. Chúng có thể được ăn như một món ăn khai vị, thêm vào các món salad hoặc ngũ cốc. Các loại đậu đông lạnh khi luộc vẫn cho hương vị tươi mới.

Cac gia dinh nen chuan bi thuc an dong lanh gi khi cach ly xa hoi?-Hinh-2

Rau củ quả đông lạnh.

Ngô: Ngô là sự lựa chọn tốt cho những người ăn chay. Bạn chỉ cần cho ngô đông lạnh vào chảo với một ít bơ thực vật, một chút muối, hạt tiêu và ớt là sẽ có bữa ăn ngon lành. Với những người thích sự béo ngậy, có thể nấu ngô với sốt mayoise và thêm phô mai. Ngô là nguồn cung cấp tuyệt vời của các chất dinh dưỡng như xơ, kali, vitamin A.

Gạo hoặc hạt diêm mạch nấu sẵn: Chỉ mất vài phút trong lò vi sóng, những món đồ này sẽ sẵn sàng để phục vụ cho bữa ăn. Đây là nguồn tinh bột cần thiết cho sức khỏe.

Pizza: Pizza đông lạnh là cách nhanh chóng và thuận tiện để bổ sung hàng loạt chất dinh dưỡng cần thiết như tinh bộ, protein (phô mai), chất béo (nước sốt và dầu). Chuyên gia dinh dưỡng Pikie khuyên nên lựa chọn những chiếc pizza có bổ sung thêm thành phần chất xơ như rau, củ.

Cac gia dinh nen chuan bi thuc an dong lanh gi khi cach ly xa hoi?-Hinh-3

Pizza.

Thịt và hải sản: Chuyên gia Pike khuyên nên dự trữ protein đông lạnh vì chúng là nguồn cung cấp B12, sắt và kẽm tuyệt vời và sẽ tồn tại lâu trong tủ đông.

Burgers: Chuyên gia Ditkoff cho rằng, nên dự trữ vỏ bánh burgers, nó là nguồn tinh bột dồi dào. Bạn có thể chế biến nhân theo cách mình thích với hải sản hay thịt đông lạnh bổ sung protein.

Bánh quế: Bánh quế có thể kết hợp với trái cây tươi như lê, chuối, siro, hạnh nhân, quả óc chó, hoặc thậm chí là thịt xông khói. Món này rất phù hợp khi bạn cần một bữa ăn nhanh, ngon miệng và tốt cho sức khỏe.

Cac gia dinh nen chuan bi thuc an dong lanh gi khi cach ly xa hoi?-Hinh-4

Hải sản đông lạnh.

Lời khuyên để cân bằng dinh dưỡng

Thực phẩm đông lạnh rất thuận tiện để sử dụng và khiến bạn no lâu. Tuy nhiên, đa phần có hàm lượng natri cao, thiếu chất xơ, chất béo lành mạnh. Natri (muối) hoạt động như một chất bảo quản và tăng cường hương vị cho phần lớn thực phẩm đông lạnh.

Chuyên gia Ditkoff lưu ý, hãy cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn với một lượng calo và protein đầy đủ để khiến cơ thể bạn đủ no, xong hãy sử dụng lượng natri tối thiểu. Ăn quá mặn sẽ gây hại cho cả cơ thể. Đặc biệt nên hạn chế với những người bị huyết áp cao, suy tim và bệnh thận.

Bạn có thể bổ sung khẩu phần protein hoặc chất béo lành mạnh bằng các loại hạt hoặc vài lát bơ.

Hãy chắc chắn kiểm tra thành phần của các đồ đông lạnh trước khi mua. Nó cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể về hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm. Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt hoặc rau, hạn chế các sản phẩm có thành phần không tốt cho sức khỏe như bơ, kem hoặc đường.

 
Thanh Vân/VOV

>> xem thêm

Bình luận(0)