Mạch máu “mềm”: Bằng mắt thường, chúng ta khó có thể phát hiện mạch máu có “mềm” hay không bởi chúng nằm bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu mạch máu không “mềm”, cơ thể sẽ gặp các vấn đề về mạch máu như xơ cứng động mạch, huyết khối, tuần hoàn máu chậm lại. Những vấn đề sức khỏe này khiến bệnh nhân có dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, tức ngực, khó thở, huyết áp không ổn định. (Ảnh minh họa)Mắc các chứng bệnh trên không điều trị, mạch máu dễ vỡ gây chảy máu trong, trường hợp nặng có thể gây tử vong. Ngược lại, nếu đi khám hoặc cơ thể không có những biểu hiện này chứng tỏ mạch máu trong người rất “mềm”, không cần quá lo lắng.Để làm “mềm” mạch máu, bạn nên hạn chế đồ chiên nướng, ăn nhiều rau củ. Những thực phẩm như hành tây, súp lơ, củ cải, bầu sáp, nấm, cà chua, đậu nành... chứa nhiều axit béo không no, có khả năng giúp mạch máu tăng tính đàn hồi rất được khuyến khích trong thực đơn hàng ngày, giúp cơ thể tráng kiện, sống lâu.Khớp “mềm”: Khi trẻ, cơ thể sẽ phản ứng, di chuyển nhanh nhạy do khớp đủ “mềm”. Càng lớn tuổi, các khớp sẽ bị hao mòn, thoái hóa, cứng khớp. Vì vậy, nhiều nam giới trung niên thấy khớp tê mỏi sau khi ngồi lâu, đứng dậy phát ra tiếng kêu “cạch cạch”, đau khớp.Cứng khớp, khớp thiếu mềm mại chỉ ra sức khỏe đang có vấn đề. Một số trường hợp do loãng xương, tắc nghẽn mạch máu. Đáng lưu ý, tắc nghẽn mạch máu có thể gây cứng, yếu tứ chi, ảnh hưởng đến sinh hoạt lẫn tuổi thọ.Bước sang tuổi trung niên, nam giới muốn xương khớp dẻo dai, mềm mại thì cách hiệu quả nhất là vận động, thể thao vừa sức. Những bài tập như đi bộ, kéo xà, ngồi xổm, ép chân... có tác dụng tích cực đến khớp. Vận động cũng giúp duy trì sự bền bỉ, tăng cường miễn dịch.Lưỡi mềm: Lưỡi không chỉ đảm nhận chức năng phân biệt nhiệt độ, mùi vị mà còn có thể phản ánh tình trạng sức khỏe. Ở tuổi trung niên, bệnh về tim mạch ngày càng phổ biến. Khi mắc, quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng, khiến các bộ phận trên cơ thể thiếu máu cục bộ.Trường hợp vùng lưỡi bị thiếu máu, bộ phận này sẽ trở nên tê cứng, ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp. Biểu hiện này rất rõ ở những bệnh nhân tai biến mạch máu não. Nếu lưỡi của bạn mềm mại thì đó là tín hiệu sức khỏe ổn định, rất đáng chúc mừng. Mời độc giả xem thêm video: 5 mẫu giày nam giới nên có trong tủ đồ. Nguồn video: Alex Costa/Zingnews
Mạch máu “mềm”: Bằng mắt thường, chúng ta khó có thể phát hiện mạch máu có “mềm” hay không bởi chúng nằm bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu mạch máu không “mềm”, cơ thể sẽ gặp các vấn đề về mạch máu như xơ cứng động mạch, huyết khối, tuần hoàn máu chậm lại. Những vấn đề sức khỏe này khiến bệnh nhân có dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, tức ngực, khó thở, huyết áp không ổn định. (Ảnh minh họa)
Mắc các chứng bệnh trên không điều trị, mạch máu dễ vỡ gây chảy máu trong, trường hợp nặng có thể gây tử vong. Ngược lại, nếu đi khám hoặc cơ thể không có những biểu hiện này chứng tỏ mạch máu trong người rất “mềm”, không cần quá lo lắng.
Để làm “mềm” mạch máu, bạn nên hạn chế đồ chiên nướng, ăn nhiều rau củ. Những thực phẩm như hành tây, súp lơ, củ cải, bầu sáp, nấm, cà chua, đậu nành... chứa nhiều axit béo không no, có khả năng giúp mạch máu tăng tính đàn hồi rất được khuyến khích trong thực đơn hàng ngày, giúp cơ thể tráng kiện, sống lâu.
Khớp “mềm”: Khi trẻ, cơ thể sẽ phản ứng, di chuyển nhanh nhạy do khớp đủ “mềm”. Càng lớn tuổi, các khớp sẽ bị hao mòn, thoái hóa, cứng khớp. Vì vậy, nhiều nam giới trung niên thấy khớp tê mỏi sau khi ngồi lâu, đứng dậy phát ra tiếng kêu “cạch cạch”, đau khớp.
Cứng khớp, khớp thiếu mềm mại chỉ ra sức khỏe đang có vấn đề. Một số trường hợp do loãng xương, tắc nghẽn mạch máu. Đáng lưu ý, tắc nghẽn mạch máu có thể gây cứng, yếu tứ chi, ảnh hưởng đến sinh hoạt lẫn tuổi thọ.
Bước sang tuổi trung niên, nam giới muốn xương khớp dẻo dai, mềm mại thì cách hiệu quả nhất là vận động, thể thao vừa sức. Những bài tập như đi bộ, kéo xà, ngồi xổm, ép chân... có tác dụng tích cực đến khớp. Vận động cũng giúp duy trì sự bền bỉ, tăng cường miễn dịch.
Lưỡi mềm: Lưỡi không chỉ đảm nhận chức năng phân biệt nhiệt độ, mùi vị mà còn có thể phản ánh tình trạng sức khỏe. Ở tuổi trung niên, bệnh về tim mạch ngày càng phổ biến. Khi mắc, quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng, khiến các bộ phận trên cơ thể thiếu máu cục bộ.
Trường hợp vùng lưỡi bị thiếu máu, bộ phận này sẽ trở nên tê cứng, ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp. Biểu hiện này rất rõ ở những bệnh nhân tai biến mạch máu não. Nếu lưỡi của bạn mềm mại thì đó là tín hiệu sức khỏe ổn định, rất đáng chúc mừng.
Mời độc giả xem thêm video: 5 mẫu giày nam giới nên có trong tủ đồ. Nguồn video: Alex Costa/Zingnews