Bi thảm những người tị nạn bị ông Trump cấm vào Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Hãng tin Reuters đăng chùm ảnh về những người tị nạn Syria, Iraq, Yemen, Libya... những nước có người dân bị ông Trump cấm vào Mỹ.


Bi tham, nhung nguoi ti nan bi ong Trump cam vao My
Mặc dù lực lượng chính phủ Syria tái chiếm nhiều vùng lãnh thổ, chiến sự vẫn tiếp diễn chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo và giữa các phe nhóm phiến quân cắn xé lẫn nhau. Ảnh: REUTERS
Bi tham, nhung nguoi ti nan bi ong Trump cam vao My-Hinh-2
Chạy trốn khỏi Syria: Dania, một người tị nạn Syria, đứng trước khu chung cư mà cô đang sinh sống ở Sacramento, California. Trong năm 2015, Tổng thống Obama ra lệnh cho chính quyền Mỹ tiếp nhận 10.000 người tị nạn. Nhưng vừa lên cầm quyền, ông Trump cấm vào Mỹ đối với công dân 7 nước Trung Đông và Bắc Phi. 

Bi tham, nhung nguoi ti nan bi ong Trump cam vao My-Hinh-3
 Mặc dù các lực lượng Iraq đã chiếm được toàn bộ phần đông của thành phố Mosul, nhưng phiến quân IS vẫn kháng cự quyết liệt ở thành phố chiến lược này và ở những nơi khác. Ảnh:  REUTERS

Bi tham, nhung nguoi ti nan bi ong Trump cam vao My-Hinh-4
 Chạy trốn khỏi Iraq: Chiến dịch giải phóng Mosul đã khiến cho hàng chục nghìn người dân Iraq chạy khỏi các khu vực có chiến sự. Ảnh: REUTERS

Bi tham, nhung nguoi ti nan bi ong Trump cam vao My-Hinh-5
Đến năm 2011, nhóm khủng bố al Shabaab vẫn kiểm soát hầu hết lãnh thổ Somalia. Trong hai năm qua, các lực lượng Châu Phi và Somalia đã đánh đuổi phiến quân al Shabaabhe ra khỏi các khu vực đô thị... Ảnh: REUTERS

Bi tham, nhung nguoi ti nan bi ong Trump cam vao My-Hinh-6
Chạy trốn khỏi Somalia: Một triệu người tị nạn Somalia hiện đang sống chen chúc ở các nước láng giềng Ethiopia, Kenya, Uganda, Djibouti và  Yemen. Khoảng 1,1 triệu người nữa đã phải rời bỏ nhà cửa và "tị nạn" ở bên trong lãnh thổ Somalia. Ảnh: REUTERS  

Bi tham, nhung nguoi ti nan bi ong Trump cam vao My-Hinh-7
Cuộc chiến kéo dài 21 tháng qua đã làm thiệt mạng hơn 10.000 người và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Yemen, trong đó có nạn đói kinh niên. Ảnh: REUTERS 

Bi tham, nhung nguoi ti nan bi ong Trump cam vao My-Hinh-8
Cho đến nay, hàng chục nghìn người tị nạn đã chạy khỏi Yemen, phần lớn sang Djibouti, Ethiopia, Somalia và Sudan. Do chiến tranh và khủng hoảng nhân đạo kéo dài, con số người Yemen tị nạn dự  kiến sẽ còn cao gấp bội. Ảnh: REUTERS 

Bi tham, nhung nguoi ti nan bi ong Trump cam vao My-Hinh-9
 Cuộc nổi dậy chống nhà độc tài Muammar Gaddafi năm 2011 đã đẩy đất nước Libya có mức sống cao nhất Châu Phi thành một đống đổ nát và xung đột triền miên. Cảnh đổ nát ở thành phố Sirte một thời nằm trong tay phiến quân IS. Ảnh: REUTERS

Bi tham, nhung nguoi ti nan bi ong Trump cam vao My-Hinh-10
 Chạy trốn khỏi Libya: Kể từ khi phiến quân IS nổi lên ở Libya cuối năm 2014, đã có khoảng 240.000 người di cư và tị nạn chạy khỏi đất nước Bắc Phi này.  Ảnh:  REUTERS

Bi tham, nhung nguoi ti nan bi ong Trump cam vao My-Hinh-11
 Mỹ đã liệt Sudan vào danh sách các nước "tài trợ khủng bố" và trừng phạt chính phủ ở thủ đô Khartoum về cuộc xung đột sắc tộc đẫm máu ở Darfur, nơi có đến 300.000 người bị thiệt mạng và hàng triệu người khác bị biến thành những người tị nạn. Ảnh: REUTERS

Bi tham, nhung nguoi ti nan bi ong Trump cam vao My-Hinh-12
Chạy trốn khỏi Sudan: Người Darfur luôn chiếm một con số không nhỏ trong tổng cộng hơn 1 triệu người di cư và tị nạn đổ vào Châu Âu. việc quân chính phủ Sudan leo thang các cuộc tấn công trong hai năm qua càng khiến cho nhiều người phải rời bỏ đất nước.







Minh Châu (Theo Reuters)

>> xem thêm

Bình luận(0)