Trẻ nhỏ dễ bị chảy mủ tai ở độ tuổi từ 1 đến 5, nhiều nhất ở trẻ dưới 1 tuổi. Chảy mủ tai có thể xảy ra cấp tính trong vài ngày hoặc diễn tiến dai dẳng, tái đi tái lại. Bị bệnh đường hô hấp như viêm VA, viêm họng, viêm mũi không được vệ sinh thích hợp hoặc suy dinh dưỡng là những nguyên nhân làm trẻ bị chảy mủ tai kéo dài.
Khi bị chảy mủ tai, trẻ cần được đi khám bệnh để được điều trị theo chỉ định thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, khi chưa cho trẻ đi khám được thì điều quan trọng trong chăm sóc tại nhà. Bạn có thể sử dụng cách chữa đau tai cho trẻ bằng bấc sâu kèn.
|
Hình minh họa: Internet. |
Cách làm khô tai bằng bấc sâu kèn:
- Quấn giấy thấm dai, mềm hoặc vải mềm sạch thành hình sâu kèn.
- Đặt bấc sâu kèn vào tai trẻ, giữ cho đến khi ướt thì lấy ra. Đặt lại một bấc sạch vào. Lập lại nhiều lần cho đến khi bấc khô.
- Làm khô tai mỗi ngày 3 lần, thời gian cho đến khi tai khô, không còn chảy mủ nữa.
Lưu ý:
- Không tự ý tra bất kỳ thứ gì vào tai trẻ.
- Không cho trẻ đi bơi để tránh nước vào tai trẻ.
Để phòng ngừa chảy mủ tai, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ mỗi ngày, không cho trẻ mút tay hoặc cắn móng tay. Tập cho trẻ thói quen rửa tay.
- Giữ ấm cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh.
- Trẻ bị sổ mũi cần làm sạch mũi thường xuyên, hỉ mũi đúng cách.
Mời quý độc giả xem thêm video: Nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Nguồn: Truyền hình Cần thơ.