Dễ lây chéo. Ông bà nhiều tuổi nên sức đề kháng có phần suy giảm, dễ mắc nhiều bệnh vặt. Hệ miễn dịch của trẻ cũng không khá hơn nhiều. Một khi mắc bệnh, hai thế hệ dễ lây chéo cho nhau. Điều này thực sự không tốt cho cả ông bà lẫn trẻ nhỏ.Bên cạnh đó, người cao tuổi thường hô hấp kém. Đặc biệt khi ngủ vào ban đêm, người già sẽ hít thở nhiều hơn so với bình thường. Cho trẻ ngủ với ông bà sẽ khiến con hít vào cơ thể một lượng lớn khí thải. Về lâu dài sẽ khiến trí tuệ bé kém phát triển.Để tốt hơn, nên cho trẻ ở bên ông bà vào ban ngày. Tránh để con cái ngủ cùng ban đêm vừa bảo vệ sức khỏe của trẻ. Đồng thời ông bà có thể ngủ ngon giấc, không bị thức giấc bởi cháu quấy khóc.Mùi đặc trưng. Dù thường xuyên vệ sinh cơ thể song người già sở hữu loại mùi đặc trưng. Nó là một hợp chất có tên gọi aldehyde. Người ta cho rằng, càng lớn tuổi, làn da càng sản sinh nhiều axit béo, hàng rào chống oxy hóa tự nhiên trên da bắt đầu suy giảm. Từ đó làm tăng lượng terpene aldehyde.Thứ mùi này càng đậm đặc dần theo tuổi tác. Nó phát ra từ trong da, không thể bị mất đi do tắm rửa hoặc thay quần áo. Điều này đôi khi khiến trẻ thấy không thoải mái, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.Dễ bị đánh thức. Càng già, chất lượng giấc ngủ con người ngày càng kém. Không ít trường hợp xuất hiện tình trạng ngủ ngáy. Đáng nói, người ngáy thường ít khi cảm nhận và tự ngăn được bản thân. Trong khi đó, trẻ em lại rất cần một giấc ngủ chất lượng trong hoàn cảnh yên tĩnh.Chưa kể, người già còn có thói quen đi tiểu đêm, khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc. Những hoạt động lúc này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ con cháu. Ít được tương tác. Những trẻ được tương tác, giao tiếp với bố mẹ nhiều, nhất là buổi tối trước giờ đi ngủ thường sẽ thông minh, phát triển trí não tốt hơn.Ngủ với ông bà khiến bé mất đi cơ hội tương tác với bố mẹ, được mẹ âu yếm, đọc truyện cho nghe hay chia sẻ với mẹ về những gì xảy ra trong ngày cũng như những gì trẻ muốn làm vào ngày hôm sau. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Thói quen buổi sáng giúp bạn giảm cân. Nguồn: Zingnews.
Dễ lây chéo. Ông bà nhiều tuổi nên sức đề kháng có phần suy giảm, dễ mắc nhiều bệnh vặt. Hệ miễn dịch của trẻ cũng không khá hơn nhiều. Một khi mắc bệnh, hai thế hệ dễ lây chéo cho nhau. Điều này thực sự không tốt cho cả ông bà lẫn trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, người cao tuổi thường hô hấp kém. Đặc biệt khi ngủ vào ban đêm, người già sẽ hít thở nhiều hơn so với bình thường. Cho trẻ ngủ với ông bà sẽ khiến con hít vào cơ thể một lượng lớn khí thải. Về lâu dài sẽ khiến trí tuệ bé kém phát triển.
Để tốt hơn, nên cho trẻ ở bên ông bà vào ban ngày. Tránh để con cái ngủ cùng ban đêm vừa bảo vệ sức khỏe của trẻ. Đồng thời ông bà có thể ngủ ngon giấc, không bị thức giấc bởi cháu quấy khóc.
Mùi đặc trưng. Dù thường xuyên vệ sinh cơ thể song người già sở hữu loại mùi đặc trưng. Nó là một hợp chất có tên gọi aldehyde. Người ta cho rằng, càng lớn tuổi, làn da càng sản sinh nhiều axit béo, hàng rào chống oxy hóa tự nhiên trên da bắt đầu suy giảm. Từ đó làm tăng lượng terpene aldehyde.
Thứ mùi này càng đậm đặc dần theo tuổi tác. Nó phát ra từ trong da, không thể bị mất đi do tắm rửa hoặc thay quần áo. Điều này đôi khi khiến trẻ thấy không thoải mái, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Dễ bị đánh thức. Càng già, chất lượng giấc ngủ con người ngày càng kém. Không ít trường hợp xuất hiện tình trạng ngủ ngáy. Đáng nói, người ngáy thường ít khi cảm nhận và tự ngăn được bản thân. Trong khi đó, trẻ em lại rất cần một giấc ngủ chất lượng trong hoàn cảnh yên tĩnh.
Chưa kể, người già còn có thói quen đi tiểu đêm, khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc. Những hoạt động lúc này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ con cháu.
Ít được tương tác. Những trẻ được tương tác, giao tiếp với bố mẹ nhiều, nhất là buổi tối trước giờ đi ngủ thường sẽ thông minh, phát triển trí não tốt hơn.
Ngủ với ông bà khiến bé mất đi cơ hội tương tác với bố mẹ, được mẹ âu yếm, đọc truyện cho nghe hay chia sẻ với mẹ về những gì xảy ra trong ngày cũng như những gì trẻ muốn làm vào ngày hôm sau. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Thói quen buổi sáng giúp bạn giảm cân. Nguồn: Zingnews.