Nếu những tờ “báo lá cải” Anh đã từng tồn tại vào thế kỷ 18, chắc chắn họ biết rõ mồn một về gia đình của nông dân người Nga, Feodor Vassilyev. Tại sao họ biết rõ về gia đình họ? Trước nhất là bởi vì bà xã của Feodor đã giữ kỷ lục thế giới về việc sinh nhiều con nhất.
Theo báo cáo của một chủng viện địa phương trao cho chính phủ ở Moscow, thì trong khoảng giữa thời gian 1725 và 1765, bà Vassilyev đã sinh hạ thành công tới 16 cặp song sinh, 7 cặp sinh ba và 4 cặp sinh tư trong 27 lần sinh sản riêng biệt. Tổng số con chỉ riêng bà Vassilyev hạ sinh là 69 người.
Dám cá rằng bạn sẽ bắt gặp thái độ hoài nghi của một vị Tổng biên tập báo chí ở thời điểm hiện nay khi nghe tin về sự sinh sản như thế, đặc biệt là sự sôi động của thế giới “báo lá cải” vào những ngày này đề cập đến trường hợp sinh 8 con cùng lúc của bà mẹ Nadya “Octomom” Suleman, người đã từng có 14 con, hay gia đình Radford ở Anh có tới 16 con.
|
Gia đình người nông dân Nga, Feodor Vassilyev, sống vào thế kỷ 18 với đàn con đông tới 69 người. |
“Vì thế, liệu có thể nào người ta lại sinh nở tới hơn 60 đứa con? Nghe có vẻ cổ tích. Ý tôi là, làm sao lại có thể tới 69 đứa?”, dẫn lời ngờ vực của James Segars, Giám đốc của Phòng Nghiên cứu sức khỏe phụ nữ và khoa học sinh sản thuộc Đại học Johns Hopkins (Baltimore, Maryland, Mỹ). Hy vọng của tôi (Phóng viên BBC News) là khám phá những giới hạn căn bản nhằm tìm hiểu xem phụ nữ có thể đẻ tới bao nhiêu con bằng đường sinh sản tự nhiên.
Trên thực tế, tôi khám phá ra rằng, về lý thuyết, nếu áp dụng khoa học hiện đại vào sinh sản thì phụ nữ có thể sinh nhiều con hơn chúng ta nghĩ. Trước tiên, chúng ta hãy xem xét cơ sở toán học về báo cáo của sản phụ Vassilyev. Liệu bà có đủ sức sinh nở tới 27 lần trong suốt 40 năm như đã tuyên bố hay không? Buổi đầu, câu trả lời là Có, đặc biệt nếu bạn chú ý đến thực tế là các cặp sinh ba, sinh tư thường sinh hạ sau các khoảng thời gian ngắn hơn mức trung b́nh.
Hăy xem xét một số tính toán: 16 cặp song sinh trong 37 tuần; 7 cặp sinh ba trong 32 tuần; 4 cặp sinh tư trong 30 tuần. Và bà Vassilyev sẽ mang thai trong 18 năm của 40 năm ròng - một nửa thời gian, hoặc 2 thập niên bị “ốm nghén”. Đối với những người mới bắt đầu sinh con, liệu Vassilyev đã có sẵn một cơ thể sung mãn để bắt đầu một chặng hành trình dài sinh con liên tục? Ở tuổi 15, phần lớn phụ nữ sẽ có kinh nguyệt, khi buồng trứng của họ bắt đầu phóng ra những quả trứng đơn lẻ trong mỗi 28 ngày. Quá trình rụng trứng sẽ tiếp diễn cho đến khi nguồn cung trứng bị cạn kiệt ở thời kỳ mãn kinh thường là ở tuổi 51. “Khi phụ nữ ở ngưỡng 45 tuổi thì phần trăm cơ hội có một đứa con trong mỗi chu kỳ là khoảng 1%/tháng”, dẫn lời giải thích của bà Valerie Baker, PGS sản phụ khoa tại Trường Y Stanford (Mỹ).
Phụ nữ lớn tuổi thì số lượng và chất lượng trứng cũng giảm theo. Nửa số trứng thông qua việc phát triển thai nhi, nữ giới tương lai có khoảng 7 triệu trứng chưa trưởng thành, nhưng trẻ gần đến kỳ sinh chỉ có 1 triệu trứng. Chỉ có vài trăm ngàn trứng kéo dài đến tuổi trưởng thành. Đến tuổi trưởng thành chỉ còn lại khoảng 400 trứng, và sau đó là thời kỳ rụng trứng kéo dài khoảng 30 năm là thời gian sinh sản tiềm năng. Những quả trứng cuối cùng, rụng muộn vào trong kỳ sinh sản của phụ nữ, các trứng này có nguy cơ cao vì có thể bị hư và đột biến chẳng hạn như các nhiễm sắc thể bất thường. Nhiều trường hợp mang bầu đột ngột hư do trứng tự ngừng.
Chuyên gia James Segars chỉ rõ: “Phụ nữ không có thai ở tuổi 44. Nhưng thỉnh thoảng bạn nghe nói ai đó mang thai ở cuối tứ tuần”. Và nếu bà Vassilyev nuôi con bằng sữa mẹ thì cũng không đủ sữa để nuôi nhiều con như thế, cơ thể bà cũng sẽ không rụng trứng. Vì lẽ đó hai vợ chồng Feodor Vassilyev phải là những người cực kỳ may mắn để có thể sinh nở thành công ngay ở ngưỡng 50 tuổi của mình.
Biến chứng sinh nở
Tuy nhiên trở ngại đối với việc sinh hạ 69 trẻ em cũng không dừng lại ở đó. Chiếc “đồng hồ sinh học” của người phụ nữ rất lắt léo dưới quan điểm tiến hóa, việc mang thai và sinh hạ một đứa trẻ là cả một thách thức khó khăn khi phụ nữ lớn tuổi.
PGS Valerie Baker chỉ rõ: “Tự nhiên luôn muốn có những giới hạn. Mang thai là giới hạn thể chất nghiêm ngặt nhất mà cơ thể người phụ nữ phải trải qua”.
Gánh nặng lao động là thứ thật sự thử thách khả năng của bà mẹ Vassilyev với 69 đứa con, đặc biệt là xem xét những điều kiện sinh nở cách đây hàng trăm năm tại vùng nông thôn nước Nga. Tại các quốc gia phát triển, chế độ chăm sóc sản khoa hiện đại chẳng hạn như thủ tục mổ lấy thai đã cắt giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở sản phụ.
Ở Anh, trong 100.000 sản phụ thì chỉ có 8 bà mẹ yểu mạng do các vấn đề liên quan đến sinh nở hoặc trong vòng 6 tuần kết thúc thời kỳ thai kỳ, theo các thống kê gần đây từ Ngân hàng thế giới (WB). Trong khi đó, tại một trong những quốc gia nghèo nhất hành tinh là Sierra Leone, tỷ lệ sản phụ tử vong khi sinh con là 1.100/100.000 ca sinh. Giả sử bà mẹ Vassilyev đã sống sót sau 27 lần sinh nở thì cũng hơi ngạc nhiên.
Ông James Segars nhận định: “Thời xưa, mỗi lần sinh nở là lại báo hiệu rủi ro cao đối với mạng sống của sản phụ. Đáng chú ý, những nguy cơ tử vong từ các biến chứng chết người chẳng hạn như chứng xuất huyết tăng vọt khi sinh nở nhiều lần, lấy ví dụ là các trường hợp sinh tư. Sinh nở luôn có những biến chứng ngay cả trong trường hợp sinh con một”.
Tỷ lệ tử vong trẻ em cao
Các lần sinh đôi, sinh ba, sinh tư của bà mẹ Vassilyev là những trải nghiệm khó quên. Các cặp song sinh và những hoán đổi thi vị giữa họ được diễn ra theo một trong hai cách: nhiều lần rụng trứng hoặc trứng được thụ tinh thành công – gọi là cặp song sinh khác trứng – hoặc một trứng duy nhất thụ tinh được phân chia thành 2 hoặc nhiều hơn các phôi tiềm năng, dẫn đến hình thành các cặp song sinh được xác định với cùng mã di truyền. Tóm lại, những sự kiện sinh nở này rất hiếm gặp.
Lấy dẫn chứng là ở Anh vào năm 2012, cơ hội sinh hạ cặp song sinh chỉ đạt tỷ lệ 1,5% thai kỳ; sinh ba đạt tỷ lệ 3/10.000% và sinh tư đạt tỷ lệ 3/778.805 trường hợp thai sản, theo các thống kê được biên soạn bởi Quỹ Đa Sinh (MBF). Thực vậy, xu hướng có con song sinh được di truyền trong gia đình vì thế bà vợ của nông dân Feodor Vassilyev có thể là một trường hợp cực kỳ hiếm gặp.
Nhìn chung, sự sinh nở tới 16 cặp song sinh của bà Vassilyev là quá khác thường. Ông Jonathan Tilly tại Đại học Đông Bắc Mỹ (Boston, Massachusetts, Mỹ), người đang điều tra về các tế bào gốc noãn bào dùng trong vô sinh và sức khỏe phụ nữ, tỏ ra ngờ vực: “Liệu có thể nào lại tới 16 cặp song sinh. Quả thật, tôi hơi bị “sốc” khi nghe nói đến”. Cũng có tài liệu nói rằng gia đình Vassilyev chỉ có 67 đứa con sống khỏe mạnh sau khi sinh. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh rất cao vào thế kỷ 18 đối với những trường hợp sinh con đủ tháng, còn các trường hợp sinh đôi, sinh ba thì kết quả thường thảm hại hơn, hầu hết trẻ đều sinh sớm và yếu ớt.
Ông James Segars quả quyết: “Ngay cả ngày nay nếu quý vị sinh 4 cặp sinh tư thì không dám chắc chúng sẽ sống sót”. Cuối cùng, nỗi ám ảnh với những bà mẹ sinh đông con có thể là sự căng thẳng. Nếu tất cả những điều đó là sự thật, thì chăm sóc trẻ con là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, đó là lý do giải thích tại sao sau hàng thập kỷ hôn nhân, vợ chồng nhà Vassilyev đã chia tay. Ông già Feodor lấy bà vợ hai, họ “chỉ” có đúng 18 con.
Không có sự khác biệt sinh sản giữa hai giới
Vì thế giới hạn sinh nở thực sự của con người sẽ như thế nào? Ngày nay đó là một câu trả lời hết sức phức tạp bởi vì giới hạn “tự nhiên” cho việc sinh con ở phụ nữ đơn thân không còn bị quản thúc nghiêm ngặt nữa. Để bắt đầu, các công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) đã được phát triển vào cuối thập niên 1970 và đã hình thành những trường hợp sinh ba, sinh tư hay hơn thế.
Thực tế là những bà mẹ đẻ thuê bây giờ có thể mang thai sinh học từ người khác, và họ cũng có tiềm năng tăng số lượng trẻ em ra đời chỉ trong một gia đình. Và có lẽ thú vị nhất là những khám phá trong vài năm qua đã nói lên rằng, giới hạn sinh sản của phụ nữ đã vượt xa những gì mà ta có thể tưởng tượng.
Các nghiên cứu gần đây đã đề xuất rằng buồng trứng phụ nữ chứa “các tế bào gốc noãn” và rằng nếu được kích thích phù hợp thì sẽ cho phép họ sinh vô số trứng. Ông Tilly và các đồng nghiệp đã ghi nhận rằng những tế bào này (tế bào gốc noãn) cũng hiện diện ở các loài sinh vật từ ruồi, khỉ và cả người.
Trong khi các tế bào gốc noãn không sản xuất trứng ở người thì chúng lại sản sinh trứng ở các loài khác. Ruồi cái tạo ra trứng sạch theo cách này. Nhiều bác sĩ vẫn tỏ ý nghi ngờ về lĩnh vực này, ông Tilly tin rằng về nguyên tắc, cơ thể phụ nữ sẽ giúp họ bảo toàn nguồn trứng trong các trường hợp kiệt quệ nó do hệ quả của điều trị bệnh ung thư.
Cũng có một giải pháp cực đoan trong việc nâng cao nguồn trứng, đó là các loại thuốc sinh sản có thể dùng để kích thích buồng trứng, trong khi đó nhiều nang và trứng trưởng thành sẽ rụng cùng lúc. Những bó trứng này sẽ được phẫu thuật tách rời và thụ tinh trong ống nghiệm ở bên ngoài cơ thể, rồi sau đó lại đặt lại vào tử cung của người mẹ mang thai hộ. Mỗi một khả năng này có thể tiềm tàng các trường hợp song sinh hoặc hơn thế.
Từ quan điểm sinh sản, khi đó người phụ nữ có thể như đàn ông, với khả năng làm mẹ của hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn đứa trẻ, trường hợp của bà Vassilyev chỉ là con muỗi.
Ông Tilly quả quyết rằng nghiên cứu của ông không có ý đồ muốn giúp phụ nữ sinh hàng ngàn đứa con, mà là khuyến khích sinh sản thành công cho ai đó đang gặp trục trặc, ông cũng hy vọng nó sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng khi đề cập đến sinh sản trên mọi giới tính. Sau tất cả, đàn ông sản sinh ra hàng triệu tinh trùng mỗi ngày trong suốt cuộc đời của họ, nghĩa là họ không bị trở ngại nào trong việc sinh ra bao nhiêu đứa con, trái ngược với đối tác cần phải đợi rụng trứng.
Hoàng đế Thành Cát Tư Hãn có thể là cha của hàng trăm đứa trẻ trên khắp lục địa châu Á từng là đế quốc của ông cách đây xấp xỉ 800 năm; bằng chứng di truyền đang tồn tại trong cơ thể khoảng 16 triệu người đang sống ngày hôm nay vốn là hậu duệ của vị Hoàng đế kiêu hùng.
Ông Tilly phân tích: “Về mặt lý thuyết, đàn ông có thể làm cha ngay khi đã cao tuổi, nhưng nếu họ có con khi còn trẻ thì họ có thể là bản sao của Thành Cát Tư Hãn”. Trả lời câu hỏi về thế hệ con cháu sinh học, ông Tilly chắc nịch: “Sinh sản nam giới thực sự không có giới hạn, và phụ nữ cũng thế. Cũng như thật sự không có sự khác biệt giữa hai giới”.
Mời quý độc giả xem video Nuôi con bằng sữa mẹ (nguồn VTV):