Lý Liên Kiệt bị phát hiện có bệnh cường giáp từ năm 2010. Căn bệnh khiến anh phát phì nhanh chóng, bị lồi mắt và nhiều biến chứng khác.Theo các chuyên gia y tế thì bệnh cường giáp mà Lý Liên Kiệt mắc phải là căn bệnh nội tiết phổ biến. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải, dù là nam hay nữ.Tuyến giáp tạo ra hai hormone chính, thyroxine và triiodothyronine, có ảnh hưởng đến mọi tế bào trong cơ thể. Có thể vì một nguyên nhân nào đó, tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn tới lượng hormon trong máu nhiều hơn bình thường, gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa, dẫn tới mắc bệnh cường giáp.Có rất nhiều nguyên nhân bệnh cường giáp như: Hội chứng basedow, bướu giáp đa nhân hóa độc, viêm giáp bán cấp, cường giáp do quá tải iod, cường giáp do dùng thuốc...Bạn có thể bị cường giáp khi mắc phải hội chứng Graves. Graves là một rối loạn tự miễn dịch khi các kháng thể được sản xuất bởi hệ miễn dịch sẽ kích thích tuyến giáp để tạo ra quá nhiều thyroxine. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới bệnh cường giáp.Bên cạnh đó, những người mắc phải các vấn đề như u tuyến độc, bướu cổ đa nhân độc hại, bệnh Plummer cũng rất dễ bị cường giáp. Khi mắc những bệnh trên, một hoặc nhiều u tuyến của tuyến giáp sản xuất quá nhiều thyroxine dẫn tới thừa hormon này trong cơ thể.Nếu bạn bất ngờ bị viêm tuyến giáp cũng rất dễ dẫn tới mắc phải bệnh cường giáp. Thực tế, đôi khi tuyến giáp có thể bỗng dưng bị viêm vì lý do không rõ ràng. Viêm nhiễm có thể gây ra dư thừa hormone tuyến giáp được lưu trữ trong tuyến rò rỉ vào máu gây ra bệnh.Ngoài ra, một người bình thường cũng có thể bị cường giáp do sử dụng một số loại thuốc. Bạn hoàn toàn có nguy cơ bị cường giáp do thừa iot, dó sử dụng thuốc amiodarone, dopamin, glucocorticoid, furosemide…Việc điều trị cho những người mắc bệnh cường giáp cũng mất khá nhiều thời gian. Cách điều trị bệnh cường giáp phổ biến nhất là cắt bỏ tuyến giáp bằng iod phóng xạ.Bên cạnh phương pháp này, nhiều bệnh nhân ban đầu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng giáp, để làm nồng độ hormon giáp trở về bình thường trước khi cắt bỏ tuyến giáp bằng iod phóng xạ hoặc bằng phẫu thuật.Phẫu thuật được dùng để điều trị cường giáp nếu như bệnh nhân cần giảm nồng độ hormon giáp trong cơ thể xuống một cách nhanh chóng.
Lý Liên Kiệt bị phát hiện có bệnh cường giáp từ năm 2010. Căn bệnh khiến anh phát phì nhanh chóng, bị lồi mắt và nhiều biến chứng khác.
Theo các chuyên gia y tế thì bệnh cường giáp mà Lý Liên Kiệt mắc phải là căn bệnh nội tiết phổ biến. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải, dù là nam hay nữ.
Tuyến giáp tạo ra hai hormone chính, thyroxine và triiodothyronine, có ảnh hưởng đến mọi tế bào trong cơ thể. Có thể vì một nguyên nhân nào đó, tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn tới lượng hormon trong máu nhiều hơn bình thường, gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa, dẫn tới mắc bệnh cường giáp.
Có rất nhiều nguyên nhân bệnh cường giáp như: Hội chứng basedow, bướu giáp đa nhân hóa độc, viêm giáp bán cấp, cường giáp do quá tải iod, cường giáp do dùng thuốc...
Bạn có thể bị cường giáp khi mắc phải hội chứng Graves. Graves là một rối loạn tự miễn dịch khi các kháng thể được sản xuất bởi hệ miễn dịch sẽ kích thích tuyến giáp để tạo ra quá nhiều thyroxine. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới bệnh cường giáp.
Bên cạnh đó, những người mắc phải các vấn đề như u tuyến độc, bướu cổ đa nhân độc hại, bệnh Plummer cũng rất dễ bị cường giáp. Khi mắc những bệnh trên, một hoặc nhiều u tuyến của tuyến giáp sản xuất quá nhiều thyroxine dẫn tới thừa hormon này trong cơ thể.
Nếu bạn bất ngờ bị viêm tuyến giáp cũng rất dễ dẫn tới mắc phải bệnh cường giáp. Thực tế, đôi khi tuyến giáp có thể bỗng dưng bị viêm vì lý do không rõ ràng. Viêm nhiễm có thể gây ra dư thừa hormone tuyến giáp được lưu trữ trong tuyến rò rỉ vào máu gây ra bệnh.
Ngoài ra, một người bình thường cũng có thể bị cường giáp do sử dụng một số loại thuốc. Bạn hoàn toàn có nguy cơ bị cường giáp do thừa iot, dó sử dụng thuốc amiodarone, dopamin, glucocorticoid, furosemide…
Việc điều trị cho những người mắc bệnh cường giáp cũng mất khá nhiều thời gian. Cách điều trị bệnh cường giáp phổ biến nhất là cắt bỏ tuyến giáp bằng iod phóng xạ.
Bên cạnh phương pháp này, nhiều bệnh nhân ban đầu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng giáp, để làm nồng độ hormon giáp trở về bình thường trước khi cắt bỏ tuyến giáp bằng iod phóng xạ hoặc bằng phẫu thuật.
Phẫu thuật được dùng để điều trị cường giáp nếu như bệnh nhân cần giảm nồng độ hormon giáp trong cơ thể xuống một cách nhanh chóng.