Theo đó, trong tiết lộ những câu chuyện hậu trường "Người phán xử" của Đan Lê, bộ phim được thực hiện suốt 11 tháng vừa đóng máy hôm 5/12 và được coi là dự án phim trọng điểm của VFC sẽ lên sóng tháng 3/2017.
Trong những cảnh quay cuối cùng, NSND Hoàng Dũng đã bị xuất huyết dạ dày phải vào viện cấp cứu và chỉ còn chưa đầy 4 đơn vị máu (trong khi người khoẻ mạnh là khoảng hơn 12 đơn vị máu)”. Được biết, nghệ sĩ được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong trình trạng tay run không cầm nổi bịch nước, đồng thời vã mồ hôi lạnh vì chảy máu dạ dày.
|
NSND Hoàng Dũng nhập viện do xuất huyết dạ dày. |
Các diễn viên tiết lộ, bộ phim “Người phán xử” có thời gian quay kéo dài, ngoài ra chủ yếu thực hiện ở vùng rừng núi và có nhiều cảnh quay đêm nên các diễn viên phải làm việc tới 2-3 giờ sáng là chuyện bình thường. Thêm vào đó, NSND Hoàng Dũng là Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội nên nhiều khi quay xong cảnh lại phải quay Nhà hát Kịch Hà Nội. Công việc căng thẳng kéo dài, cộng với việc di chuyển xa cũng là một nguyên nhân dẫn chảy máu dạ dày.
Chảy máu dạ dày là gì?
TS. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa (Bệnh viện E) cho biết: Chảy máu dạ dày hay còn gọi là bệnh xuất huyết dạ dày, là hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm loét dạ dày, tá tràng, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, do các bệnh về máu như bệnh bạch cầu, bệnh suy tuỷ xương, bệnh ung thư, polyp, bệnh rối loạn đông cầm máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, do uống quá nhiều rượu bia, uống thuốc Aspirin và các loại thuốc giảm đau chống viêm steroide và nonsteroide, do stress, căng thẳng quá độ…
Khi bị xuất huyết dạ dày, triệu chứng đầu tiên là đau dữ dội vùng thượng vị, sau lan khắp bụng, bụng cứng, toát mồ hôi, bệnh nhân bị tái xanh, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…
Nôn máu là triệu chứng điển hình. Trước khi nôn, người bệnh thấy nôn nao. Khó chịu, lợm giọng, buồn nôn và nôn. Có khi nôn ra rất nhiều và nhanh chóng không dấu hiệu báo trước. Máu có thể còn tươi nếu máu chảy ra được nôn ngay. Máu đen lẫn máu cục và thức ăn vì máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian mới nôn ra. Chất nôn có màu nâu, hồng: khi máu chảy ít đọng lại lâu trong dạ dày, bị hoà loãng và thay đổi bởi dịch dạ dày và thức ăn.
Điều trị chảy máu dạ dày như thế nào?
Chuyên gia khuyên rằng, nên ăn các đồ ăn mềm, dễ tiêu, không dùng rượu bia, cafe, hạn chế tối đa các đồ chua, cay… Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng (đạm, chất béo, đường, các vitamin) để cơ thể nhanh hồi phục.
Đối với những người mắc bệnh xuất huyết dạ dày thì không thức khuya, ăn uống đúng giờ, mỗi bữa không nên ăn quá no, bỏ thói quen hút thuốc nếu có,… cần hạn chế tối đa các suy nghĩ, căng thẳng không cần thiết.
Không tự ý dùng bất kì loại thuốc nào đặc biệt là các thuốc giảm đau, chống viêm. Uống thuốc theo đơn thuốc ra viện của bác sĩ và tái khám theo hẹn. Cần phải theo dõi các dấu hiệu sau: đau bụng vùng trên rốn, đi ngoài phân đen, người mệt mỏi nhiều, tăng dần, thì cần phải khám lại ngay vì đó là dấu hiệu của bệnh tái phát.
Nếu gặp trường hợp hy hữu chảy máu dạ dày thì cần phải sơ cứu ngay tại chỗ, giữ cho bệnh nhân nằm yên trên giường trong tư thế đầu thấp, chân cao, không được di chuyển và ủ ấm cho bệnh nhân. Sau đó, đưa bệnh nhân đến bệnh viện để bác sĩ điều trị. Ngoài ra, cần phải thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.