Nghiên cứu khoa học cho thấy, tổ yến giàu axit amin, chất chống oxy hóa phong phú, 2 yếu tố quan trọng cho việc xây dựng các tế bào mới và chống lại các gốc tự do. Những vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, thoái hóa tiểu đường đều nhờ chất oxy hóa mà giảm đi rất nhiều.Tổ yến cũng có chất glycoprotein. Đây là yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), có thể thúc đẩy tăng trưởng tế bào, ngăn cản sự lây lan của tế bào ung thư.Tuy nhiên, cũng cần cẩn thận khi dùng yến sào cho bệnh nhân ung thư. Nếu như dùng tổ yến bị nhiễm độc sẽ phản tác dụng, gây ngộ độc máu và làm cho bệnh ung thư càng trầm trọng hơn.Một vụ việc chấn động trong giới thương mại quốc tế năm 2011 là lô yến sào từ Malaysia đến cảng Phúc Kiến, Trung Quốc đã bị trả về vì nhiễm độc nặng.Các nhà khoa học cho rằng, tổ yến được xây trên vách đá nhiều chất sắt đã gây nên tình trạng nhiễm độc này. Sắt thấm vào tổ, đem lại màu đỏ đẹp mắt cho yến khiến người đi khai thác cố kiếm thật nhiều bởi nhầm tưởng rằng đây là loại yến tươi ngon nhất. Một số tổ yến thậm chí bị những người bán hám lợi nhuộm đỏ hòng qua mắt khách hàng.Vào tháng 9/2011, tổ yến bán tại Hồng Kông đượcphát hiện có hàm lượng chất độc nitrit cao gấp 31 lần so với giới hạn cho phép. Những lô hàng này đều đến từ Malaysia.Có thể nói yến sào không có tác dụng chữa bệnh nhưng là một sản phẩm dinh dưỡng quý cho người bệnh trong quá trình điều trị. Nếu biết tận dụng chất dinh dưỡng có trong nó thì sẽ rất tốt. Tổ yến có công dụng tốt với sức khỏe, nhưng cũng đừng vì thế mà lạm dụng nạp quá nhiều. Nên dùng đều đặn 2 ngày một lần, mỗi lần dùng khoảng 4gr yến sạch, trung bình 100 gr/tháng.Không phải ai cũng ăn được yến sào. Những người đang bị cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau bụng do lạnh, đầy bụng, ho nhiều đàm loãng, trong thì không nên dùng yến sào. Những người đang bị bệnh viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt cao đều không được dùng.Người bình thường ăn tổ yến thì không có vấn đề gì. Song với bệnh nhân ung thư, nên trao đổi với bác sỹ liệu có hợp với cơ địa và bệnh tình không để có được hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất.
Nghiên cứu khoa học cho thấy, tổ yến giàu axit amin, chất chống oxy hóa phong phú, 2 yếu tố quan trọng cho việc xây dựng các tế bào mới và chống lại các gốc tự do. Những vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, thoái hóa tiểu đường đều nhờ chất oxy hóa mà giảm đi rất nhiều.
Tổ yến cũng có chất glycoprotein. Đây là yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), có thể thúc đẩy tăng trưởng tế bào, ngăn cản sự lây lan của tế bào ung thư.
Tuy nhiên, cũng cần cẩn thận khi dùng yến sào cho bệnh nhân ung thư. Nếu như dùng tổ yến bị nhiễm độc sẽ phản tác dụng, gây ngộ độc máu và làm cho bệnh ung thư càng trầm trọng hơn.
Một vụ việc chấn động trong giới thương mại quốc tế năm 2011 là lô yến sào từ Malaysia đến cảng Phúc Kiến, Trung Quốc đã bị trả về vì nhiễm độc nặng.
Các nhà khoa học cho rằng, tổ yến được xây trên vách đá nhiều chất sắt đã gây nên tình trạng nhiễm độc này. Sắt thấm vào tổ, đem lại màu đỏ đẹp mắt cho yến khiến người đi khai thác cố kiếm thật nhiều bởi nhầm tưởng rằng đây là loại yến tươi ngon nhất. Một số tổ yến thậm chí bị những người bán hám lợi nhuộm đỏ hòng qua mắt khách hàng.
Vào tháng 9/2011, tổ yến bán tại Hồng Kông đượcphát hiện có hàm lượng chất độc nitrit cao gấp 31 lần so với giới hạn cho phép. Những lô hàng này đều đến từ Malaysia.
Có thể nói yến sào không có tác dụng chữa bệnh nhưng là một sản phẩm dinh dưỡng quý cho người bệnh trong quá trình điều trị. Nếu biết tận dụng chất dinh dưỡng có trong nó thì sẽ rất tốt. Tổ yến có công dụng tốt với sức khỏe, nhưng cũng đừng vì thế mà lạm dụng nạp quá nhiều. Nên dùng đều đặn 2 ngày một lần, mỗi lần dùng khoảng 4gr yến sạch, trung bình 100 gr/tháng.
Không phải ai cũng ăn được yến sào. Những người đang bị cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau bụng do lạnh, đầy bụng, ho nhiều đàm loãng, trong thì không nên dùng yến sào. Những người đang bị bệnh viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt cao đều không được dùng.
Người bình thường ăn tổ yến thì không có vấn đề gì. Song với bệnh nhân ung thư, nên trao đổi với bác sỹ liệu có hợp với cơ địa và bệnh tình không để có được hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất.