Thông tin được các bác sĩ trong diễn đàn bác sĩ nội trú cung cấp: "Để điều trị cho bé nhiễm trùng máu, trước tiên các bác sĩ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch não tủy".Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cộng hưởng từ, chụp X- Quang để tìm ra nguồn bệnh trong cơ thể bé.Sau khi được thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán, bé sẽ được điều trị tích cực. Bé bị nhiễm trùng máu nặng, cần phải giám sát chặt chẽ và điều trị chuyên sâu ở khu vực cách ly. Nếu bé nhiễm trùng máu nặng hoặc sốc nhiễm trùng bẽ sẽ phải thở máy, thở oxi để ổn định chức năng hô hấp và tim.Trong quá trình điều trị nhiễm trùng máu, bé chắc chắn phải sử dụng kháng sinh. Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ bắt đầu ngay lập tức - ngay cả trước khi các tác nhân gây nhiễm trùng máu cho bé được xác định.Bé sẽ dùng kháng sinh phổ rộng, có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn. Bên cạnh đó cũng có thể dùng các kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Sau khi biết cụ thể kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chuyển sang kháng sinh khác thích hợp hơn đối với các vi khuẩn đặc biệt gây ra nhiễm trùng.Bên cạnh thuốc kháng sinh, bé cũng sẽ được dùng kèm nhiều loại thuốc khác tùy triệu chứng biểu hiện và diễn biến bệnh.Ngoài ra, em bé bị nhiễm trùng huyết nặng thường được chăm sóc hỗ trợ bao gồm dịch truyền tĩnh mạch và oxy.Tùy theo tình trạng, có thể cần phải có máy giúp thở hoặc chạy thận cho những trường hợp nhiễm trùng máu nặng bị suy thận.Ngày nay, với sự xuất hiện của các loại kháng sinh mới, có tác dụng rộng và phương tiện hồi sức tốt, chẩn đoán kịp thời, hiện nay bệnh nhiễm trùng máu đã giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong của các bé vẫn rất cao nếu không được phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
Thông tin được các bác sĩ trong diễn đàn bác sĩ nội trú cung cấp: "Để điều trị cho bé nhiễm trùng máu, trước tiên các bác sĩ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch não tủy".
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cộng hưởng từ, chụp X- Quang để tìm ra nguồn bệnh trong cơ thể bé.
Sau khi được thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán, bé sẽ được điều trị tích cực. Bé bị nhiễm trùng máu nặng, cần phải giám sát chặt chẽ và điều trị chuyên sâu ở khu vực cách ly. Nếu bé nhiễm trùng máu nặng hoặc sốc nhiễm trùng bẽ sẽ phải thở máy, thở oxi để ổn định chức năng hô hấp và tim.
Trong quá trình điều trị nhiễm trùng máu, bé chắc chắn phải sử dụng kháng sinh. Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ bắt đầu ngay lập tức - ngay cả trước khi các tác nhân gây nhiễm trùng máu cho bé được xác định.
Bé sẽ dùng kháng sinh phổ rộng, có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn. Bên cạnh đó cũng có thể dùng các kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Sau khi biết cụ thể kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chuyển sang kháng sinh khác thích hợp hơn đối với các vi khuẩn đặc biệt gây ra nhiễm trùng.
Bên cạnh thuốc kháng sinh, bé cũng sẽ được dùng kèm nhiều loại thuốc khác tùy triệu chứng biểu hiện và diễn biến bệnh.
Ngoài ra, em bé bị nhiễm trùng huyết nặng thường được chăm sóc hỗ trợ bao gồm dịch truyền tĩnh mạch và oxy.
Tùy theo tình trạng, có thể cần phải có máy giúp thở hoặc chạy thận cho những trường hợp nhiễm trùng máu nặng bị suy thận.
Ngày nay, với sự xuất hiện của các loại kháng sinh mới, có tác dụng rộng và phương tiện hồi sức tốt, chẩn đoán kịp thời, hiện nay bệnh nhiễm trùng máu đã giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong của các bé vẫn rất cao nếu không được phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.