Giá trị dinh dưỡng của quả cóc
Quả cóc với vị chua, giàu chất xơ và protein có nhiều lợi ích sức khỏe. Trong quả cóc có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.
Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, trong 100g thịt của quả cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm.
Theo Đông y, công dụng của quả cóc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị.
|
Ảnh minh họa. |
Quả cóc còn là trái cây chứa rất nhiều vitamin C. Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
Bên cạnh đó, vitamin C còn hỗ trợ tổng hợp collagen, hấp thụ chất sắt và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và chữa lành vết thương của bạn.
Đối với những người bị tiểu đường tuýp II, ăn quả cóc giúp làm giảm lượng đường trong máu. Mọi người có thể chế biến bằng cách tách lấy cùi quả cóc, bỏ hạt, thái nhỏ sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột mịn và uống hàng ngày. Bảo quản bột này ở nơi khô ráo không để bị ẩm mốc.
Trong 100g quả cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, 32mg canxi, đáp ứng 18% lượng chất sắt và 3% lượng canxi cho cơ thể mỗi ngày. Chất sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển ôxy và tạo ra các tế bào máu trong cơ thể.
Nhờ những giá trị dinh dưỡng đó, nhiều chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên rằng, mẹ bầu nên ăn cóc khi mang thai để cơ thể hấp thu dồi dào hàm lượng sắt có lợi cho thai kỳ, tăng cường sức đề kháng, kích thích tiêu hóa...
Ngoài ra, thai phụ bị đau họng, đau đầu nên nhai cóc thật nhuyễn với một ít muối, sau đó nuốt dần thì nhất định tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Bà bầu ăn quả cóc cần lưu ý gì?
Những loại có vị chua như cóc thường chứa một lượng axit rất lớn. Chúng có thể gây nên tình trạng thừa axít trong dạ dày khi ăn quá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dẫn tới viêm loét dạ dày, nặng có thể ung thư dạ dày.
Do đó, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều cóc. Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng loại thực phẩm này đối với các mẹ bầu là 300gr một ngày. Đối với các mẹ bầu có thường xuyên hoặc tiền sử bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên hạn chế ăn các loại quả chua như cóc.
Cóc chín sẽ có lợi hơn cho bà bầu. Ăn cóc chín ngọt sẽ đỡ ê buốt răng, dễ tiêu hóa và giảm vấn đề ảnh hưởng tới dạ dày.