Dưới đây chính là một số lý do khiến "vùng kín" nổi mụn và sưng tấy mà chị em cần lưu tâm:
1. Thay đổi nội tiết
Giống như bất cứ nơi nào trên cơ thể, chúng ta cũng có thể bị nổi mụn ở vùng kín khi cơ thể thay đổi nội tiết. Chúng cũng có các đặc điểm: mẩn đỏ, dễ bị kích thích và đôi khi chứa đầy mủ. Đừng dùng tay nặn mụn và hãy để chúng tự khỏi.
2. Thói quen tẩy lông gây kích ứng da
Về cơ bản, việc tẩy lông cực dễ dẫn đến những vết sưng trên vùng âm đạo, cụ thể hơn là vùng da xung quanh âm đạo của bạn. Thói quen này cũng có thể gây ra hiện tượng lông mọc ngược và viêm nang lông. Tiến sĩ DeLucia cho biết, tẩy lông vùng kín bằng thuốc làm rụng lông có thể khiến những sợi lông mọc sau đó bị mắc kẹt dưới da và bị nhiễm trùng, gây ra các vết sưng và đau.
3. Mọc nốt ruồi mới hoặc mụn thịt
Theo thời gian, khi bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thì da bạn sẽ xuất hiện những vết tàn nhang hoặc nốt ruồi mới. Hoặc khi có sự ma sát liên tục giữa da với da hoặc với quần áo sẽ sinh ra mụn thịt (mềm và không đau).
Mụn thịt không nhất thiết phải loại bỏ từ khi chúng ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ. Còn nốt ruồi thường có hình tròn, bằng phẳng hoặc trồi trên bề mặt da. Kích thước của chúng cũng có thể tăng dần theo thời gian. Nếu bạn đã mọc một đốm nâu trông có vẻ kỳ quái ở dưới vùng kín, hãy kiểm tra nó ngay lập tức.
4. Bạn có u nang bã nhờn
Khi bạn phải ngồi làm việc từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, đổ mồ hôi tại phòng tập gym và hầu như mặc quần lót cả ngày thì âm đạo chắc chắn sẽ rất “bí bách”.
Môi trường ngột ngạt kèm theo việc bị cọ xát không ngừng vào quần áo có thể dẫn đến sự phát triển của u nang bã nhờn (chứa đầy chất lỏng, có thể là những vết sưng trắng trên khu vực âm đạo hoặc có thể xuất hiện như mụn trứng cá).
Các u nang này có thể khiến bạn dễ dàng bị nhiễm trùng nếu không để ý. Hãy ngâm vùng kín với nước ấm và đi khám bác sĩ nếu cần thiết để điều trị kịp thời.
5. Mụn cóc “vùng kín”
Mụn cóc âm đạo là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), và chúng thường gây ra bởi các chủng papillomavirus ở người (HPV). Chúng có kích thước nhỏ, có thể mọc sần sùi hoặc phẳng lì trên bề mặt da, thường có màu giống màu da hoặc tối hơn.
Những vết mụn xấu xí ở vùng kín không gây ra các vấn đề về sức khỏe, nhưng hầu hết chị em đều muốn tiêu diệt chúng vì lý do thẩm mỹ.
Dù mụn cóc không nguy hiểm nhưng bạn vẫn nên kiểm tra để tìm hiểu xem chúng có phải do vi-rút gây ra hay không, vì nó có thể dẫn đến nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và các vấn đề khác.
6. Lông mọc ngược
Lông mu được đặc trưng bởi hình dạng xoăn của nó, nhưng cuộn chặt đó có thể có một nhược điểm lớn: Lông mu có nhiều khả năng hơn các sợi lông khác mọc ngược vào da của bạn, gây ra lông mọc ngược. Lý do phổ biến nhất mà các bác sĩ thường gặp khi điều trị vết sưng đau ở vùng âm đạo là do những sợi lông mọc ngược.
Bạn có thể sử dụng nhíp và gương để tự mình thử và loại bỏ phần lông mọc ngược, hoặc cũng có thể kệ nó tự lành. Nếu vết sưng không biến mất hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, đau hoặc mủ), hãy đi bệnh viện khám ngay.
7. Bệnh giang mai
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai là một hoặc nhiều vết sưng nhỏ, không đau tại vị trí nhiễm trùng. Thông thường, chúng sẽ xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc miệng. Các vết sưng âm đạo sẽ tồn tại từ 3-6 tuần sau đó tự biến mất.
Nhưng điều này không có nghĩa là giang mai đã hoàn toàn biến mất nên bạn cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không, nó có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh giang mai có khả năng điều trị hiệu quả bằng kháng sinh, nếu phát hiện sớm thì việc chữa trị dễ dàng hơn.
Video "Giám đốc bệnh viện mất chức vì coi nhẹ dịch virus Corona". Nguồn: VTC Now.
8. Viêm tuyến mồ hôi
Các tuyến mồ hôi có ở khắp mọi nơi, kể cả ở vùng háng của bạn. Những tuyến mồ hôi đó có thể gây nhiễm trùng, gây sưng, đau ở vùng âm đạo của bạn.
Khi mặc quần thể tha, quần lót hoặc áo tắm ẩm ướt, đặc biệt là chúng được làm từ loại vải không thấm nước. Mồ hôi bị ứ lại có thể khiến tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn hoặc bị nhiễm trùng.
Do đó, bạn cần vệ sinh đúng cách, bao gồm rửa kỹ vùng kín bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh nếu bạn muốn. Thay quần áo khô càng sớm càng tốt, điều này sẽ ngăn ngừa hầu hết các vết sưng trên âm đạo.
9. Ung thư âm hộ
Ung thư âm hộ là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi, nó thường hình thành giống như một khối u ngứa hoặc đau ở âm hộ. Nếu các vết sưng trên âm đạo kèm theo các triệu chứng khác như: ngứa không ngừng, đau quanh âm hộ, chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ, thay đổi màu sắc hoặc độ dày của da âm hộ thì bạn hãy nghĩ tới ung thư. Hay vùng da âm đạo có bất kỳ vết lở loét nào.
Nếu bạn có những triệu chứng lặp đi lặp lại liên tục, hãy đi khám và kiểm tra các khối u bất thường. Nếu một trong số chúng là ung thư, nó có thể được phẫu thuật cắt bỏ nếu như bạn mắc bệnh ở giai đoạn đầu.