Bún bò tại Sài Gòn có bún bò Huế, bún bò Nha Trang, bún bò Đà Nẵng, bún bò Đà Lạt... Tên gọi khác nhau, song thành phần khá giống nhau, người không sành ăn hầu như không thể phân biệt. Tuy vậy, đều có cùng điểm chung là mùi thơm đậm của mắm ruốc và sả. Ảnh: Bunsaigon.Bún riêu là một trong những món bún phở luôn đông khách ở Sài Gòn, gồm bún rối hoặc bún lá ăn cùng nước dùng nấu từ riêu cua. Đây là món bún dễ ăn vì thế, bạn có thể tìm thấy ở các tuyến đường lớn nhỏ của thành phố này. Ảnh: An Huỳnh. Mì hoành thánh là món ăn gốc Hoa được yêu thích ở Sài Gòn. Điều khó hiểu của món ăn này là sự tham gia của 2 thành phần nhiều tinh bột là mì và hoành thánh. Điều này khiến nhiều thực khách đang có ý định ăn kiêng e ngại. Ảnh: Angsarap.Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia nhưng lại được người Sài thành yêu thích. Sự hấp dẫn của món ăn này đến từ vị ngọt thanh của xương ống, lòng heo, tôm, trứng cút, thịt bằm... Ảnh: Eatfoodvietnam.Bún mắm: Điểm hấp dẫn của món bún này là hương thơm đậm của mắm cá, hải sản tươi ngon và rau sống đặc trưng. Ảnh: Cương85.Bánh canh cua hấp dẫn nhất là phần nước dùng kết hợp giữa gạch cua và nước hầm xương nên có vị ngọt, thơm, độ sệt nhất định. Ảnh: Khoa Điền.Phở có vị ngọt, béo nhưng không kém phần đậm đà của nước hầm xương, vị thanh mát của sợi phở, vị nồng nàn của lát thịt bò xắt mỏng, thơm cay của rau thơm. Ảnh: An Huỳnh. Canh bún có nhiều nét tương đồng với bún riêu. Điểm để thực khách phân biệt là những sợi rau muống luộc xanh tươi được để hẳn trên tô khi dọn cho khách. Ảnh: HTV. Bún chả cá: Điều đặc biệt của món bún này là tất cả nguyên liệu chính đều đến từ biển cả như cá liệt, cá thu, cá nhồng, sứa… Ảnh: Như Ý.
Bún bò tại Sài Gòn có bún bò Huế, bún bò Nha Trang, bún bò Đà Nẵng, bún bò Đà Lạt... Tên gọi khác nhau, song thành phần khá giống nhau, người không sành ăn hầu như không thể phân biệt. Tuy vậy, đều có cùng điểm chung là mùi thơm đậm của mắm ruốc và sả. Ảnh: Bunsaigon.
Bún riêu là một trong những món bún phở luôn đông khách ở Sài Gòn, gồm bún rối hoặc bún lá ăn cùng nước dùng nấu từ riêu cua. Đây là món bún dễ ăn vì thế, bạn có thể tìm thấy ở các tuyến đường lớn nhỏ của thành phố này. Ảnh: An Huỳnh.
Mì hoành thánh là món ăn gốc Hoa được yêu thích ở Sài Gòn. Điều khó hiểu của món ăn này là sự tham gia của 2 thành phần nhiều tinh bột là mì và hoành thánh. Điều này khiến nhiều thực khách đang có ý định ăn kiêng e ngại. Ảnh: Angsarap.
Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia nhưng lại được người Sài thành yêu thích. Sự hấp dẫn của món ăn này đến từ vị ngọt thanh của xương ống, lòng heo, tôm, trứng cút, thịt bằm... Ảnh: Eatfoodvietnam.
Bún mắm: Điểm hấp dẫn của món bún này là hương thơm đậm của mắm cá, hải sản tươi ngon và rau sống đặc trưng. Ảnh: Cương85.
Bánh canh cua hấp dẫn nhất là phần nước dùng kết hợp giữa gạch cua và nước hầm xương nên có vị ngọt, thơm, độ sệt nhất định. Ảnh: Khoa Điền.
Phở có vị ngọt, béo nhưng không kém phần đậm đà của nước hầm xương, vị thanh mát của sợi phở, vị nồng nàn của lát thịt bò xắt mỏng, thơm cay của rau thơm. Ảnh: An Huỳnh.
Canh bún có nhiều nét tương đồng với bún riêu. Điểm để thực khách phân biệt là những sợi rau muống luộc xanh tươi được để hẳn trên tô khi dọn cho khách. Ảnh: HTV.
Bún chả cá: Điều đặc biệt của món bún này là tất cả nguyên liệu chính đều đến từ biển cả như cá liệt, cá thu, cá nhồng, sứa… Ảnh: Như Ý.