Đau bụng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như khó tiêu, táo bón, đầy bụng, tiêu chảy, dị ứng, ngộ độc thức ăn…Trường hợp đau kết hợp sốt, nôn, sưng… có thể do nhiễm trùng, bạn cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Ngược lại, nếu đau do khó tiêu, táo bón, loét dạ dày… bạn có thể tận dụng các loại nước uống để làm dịu cơn đau.Nước bạc hà. Nước bạc hà là thức uống lý tưởng để điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn. Nó cũng rất thích hợp để giảm đau bụng, co thắt, đau dạ dày… Nếu không có thời gian chế biến nước ép, bạn có thể nhấm nháp một vài lá để tận dụng khả năng xoa dịu cơn đau.Nước Chanh. Giống như nước bạc hà, nước chanh phát huy tác dụng trị đau bụng kèm buồn nôn, nôn hiệu quả rõ rệt. Tốt nhất, nên trộn ba muỗng cà phê nước cốt chanh với nước ấm, uống ba lần mỗi ngày.Nước lô hội. Lô hội có khả năng làm se khít cao. Khi đi vào cơ thể, các chất có trong loại nước này có khả năng ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, chảy máu trong, làm dịu cơn đau dạ dày, cải thiện tiêu hóa, trị táo bón… cực nhạy. Nó rất được khuyến khích sử dụng vào buổi sáng khi bắt đầu ngày mới.Trà gừng. Gừng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nó để làm giảm cơn đau dạ dày, buồn nôn, nôn. Nếu không hợp với vị cay, bệnh nhân nên thêm chút mật ong để dễ uống hơn.Trà hoa cúc. Không chỉ có mùi thơm dễ chịu, trà hoa cúc còn mang lại khả năng giảm cơn đau dạ dày tức thì. Đặc biệt, trà hoa cúc phát huy tác dụng giảm đau rõ rệt hơn khi được dùng chung với nước cốt chanh.Nước hạt cardamom. Cardamom là gia vị phổ biến ở Ấn Độ. Nếu sẵn có loại hạt này trong nhà, bạn nên đun sôi chúng rồi chắt lấy nước để uống. Nó sẽ hữu ích hơn khi được trộn với chút hạt thì là nhằm trị chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn và đau bụng.Nước hạt thì là. Hạt thì là thường được dùng để tắm, ít ai biết rằng nó có khả năng trị đau bụng, khó tiêu, đầy hơi rất tốt. Không phải thao tác cầu kỳ, bạn chỉ cần lấy nước đun sôi hạt thì là rồi kết hợp với vài giọt nước chanh là được.Nước muối ấm. Nồng độ nước quá mặn không hề tốt chút nào. Thay vào đó, bạn nên hòa khoảng 1 đến 2 muỗng cà phê với nước ấm mà thôi. Đây được xem là cách trị đau dạ dày đơn giản mà hiệu quả nhất được khuyên dùng.Giấm Táo. Một trong những biện pháp tự nhiên cho bệnh đau dạ dày là giấm táo. Nó được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, giúp hấp thu các vitamin và khoáng chất dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, giấm táo cũng có đặc tính chống nhiễm khuẩn, mang lại hiệu quả cao trong nỗ lực xoa dịu cơn đau dạ dày. Bạn nên pha loãng ba muỗng cà phê giấm táo với một ly nước ấm; uống hỗn hợp ba lần một ngày trước bữa ăn.
Đau bụng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như khó tiêu, táo bón, đầy bụng, tiêu chảy, dị ứng, ngộ độc thức ăn…
Trường hợp đau kết hợp sốt, nôn, sưng… có thể do nhiễm trùng, bạn cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Ngược lại, nếu đau do khó tiêu, táo bón, loét dạ dày… bạn có thể tận dụng các loại nước uống để làm dịu cơn đau.
Nước bạc hà. Nước bạc hà là thức uống lý tưởng để điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn. Nó cũng rất thích hợp để giảm đau bụng, co thắt, đau dạ dày… Nếu không có thời gian chế biến nước ép, bạn có thể nhấm nháp một vài lá để tận dụng khả năng xoa dịu cơn đau.
Nước Chanh. Giống như nước bạc hà, nước chanh phát huy tác dụng trị đau bụng kèm buồn nôn, nôn hiệu quả rõ rệt. Tốt nhất, nên trộn ba muỗng cà phê nước cốt chanh với nước ấm, uống ba lần mỗi ngày.
Nước lô hội. Lô hội có khả năng làm se khít cao. Khi đi vào cơ thể, các chất có trong loại nước này có khả năng ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, chảy máu trong, làm dịu cơn đau dạ dày, cải thiện tiêu hóa, trị táo bón… cực nhạy. Nó rất được khuyến khích sử dụng vào buổi sáng khi bắt đầu ngày mới.
Trà gừng. Gừng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nó để làm giảm cơn đau dạ dày, buồn nôn, nôn. Nếu không hợp với vị cay, bệnh nhân nên thêm chút mật ong để dễ uống hơn.
Trà hoa cúc. Không chỉ có mùi thơm dễ chịu, trà hoa cúc còn mang lại khả năng giảm cơn đau dạ dày tức thì. Đặc biệt, trà hoa cúc phát huy tác dụng giảm đau rõ rệt hơn khi được dùng chung với nước cốt chanh.
Nước hạt cardamom. Cardamom là gia vị phổ biến ở Ấn Độ. Nếu sẵn có loại hạt này trong nhà, bạn nên đun sôi chúng rồi chắt lấy nước để uống. Nó sẽ hữu ích hơn khi được trộn với chút hạt thì là nhằm trị chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn và đau bụng.
Nước hạt thì là. Hạt thì là thường được dùng để tắm, ít ai biết rằng nó có khả năng trị đau bụng, khó tiêu, đầy hơi rất tốt. Không phải thao tác cầu kỳ, bạn chỉ cần lấy nước đun sôi hạt thì là rồi kết hợp với vài giọt nước chanh là được.
Nước muối ấm. Nồng độ nước quá mặn không hề tốt chút nào. Thay vào đó, bạn nên hòa khoảng 1 đến 2 muỗng cà phê với nước ấm mà thôi. Đây được xem là cách trị đau dạ dày đơn giản mà hiệu quả nhất được khuyên dùng.
Giấm Táo. Một trong những biện pháp tự nhiên cho bệnh đau dạ dày là giấm táo. Nó được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, giúp hấp thu các vitamin và khoáng chất dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, giấm táo cũng có đặc tính chống nhiễm khuẩn, mang lại hiệu quả cao trong nỗ lực xoa dịu cơn đau dạ dày. Bạn nên pha loãng ba muỗng cà phê giấm táo với một ly nước ấm; uống hỗn hợp ba lần một ngày trước bữa ăn.