1. Đòi hỏi quá mức: Những đứa trẻ được nuông chiều quá mức hiếm khi biết trân trọng những điều chúng đang có. Thay vào đó, chúng thường có cảm giác được hưởng những đặc quyền quá mức. Chúng tin mình xứng đáng nhận được sự đối xử đặc biệt và có thể đòi hỏi điều đó từ cả bố mẹ và người xung quanh. Để khắc phục điều này, cha mẹ hãy dạy trẻ biết quan tâm cảm xúc và nhu cầu của người khác. Bên cạnh đó, hãy thiết lập các ranh giới và kỳ vọng rõ ràng về những gì con bạn được hưởng.
2. Thiếu lòng biết ơn: Những đứa trẻ được nuông chiều quá mức thường không biết nói cảm ơn người khác, ngay cả khi được nhắc nhở. Chúng coi những gì mình có là điều hiển nhiên và không cần thể hiện thái độ biết ơn. Để khắc phục điều này, hãy khuyến khích trẻ bày tỏ lòng biết ơn bằng cách chính bạn cũng thể hiện hành vi biết ơn. Giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc trân trọng những gì chúng có và ghi nhận nỗ lực của người khác. 3. Ghét bị từ chối: Nhiều cha mẹ luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con, kể cả những đòi hỏi vô lý nhất. Đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều sẽ hình thành thói quen xấu. Các em sẽ tự mặc định không ai có thể từ chối yêu cầu chúng đặt ra. Nếu bị từ chối, trẻ sẽ phản ứng rất mạnh và cảm thấy khó chịu khi nghe người khác nói "không". 4. Trẻ thiếu tự lập: Trẻ em được nuông chiều quá mức có thể gặp khó khăn trong việc hình thành các kỹ năng sống cơ bản và thiếu tự lập. Khi quen với việc mọi thứ đều được đáp ứng sẵn sàng, trẻ sẽ thiếu khả năng tự xoay sở và giải quyết vấn đề. Bằng cách giao cho trẻ những công việc phù hợp với lứa tuổi, đòi hỏi tính trách nhiệm như làm việc nhà, tự chăm sóc vệ sinh cá nhân, bạn có thể giúp trẻ khắc phục. 5. Thường xuyên tức giận và la hét: Những đứa trẻ được nuông chiều quá mức thường bộc lộ những cơn giận dữ và bộc phát thường xuyên khi không được đáp ứng theo ý muốn. Chúng có thể trở nên hung hăng, la hét và không hợp tác, khiến cha mẹ gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi. Lý giải cho hành động này, những đứa trẻ đó cho rằng nếu tức giận, cha mẹ sẽ ngay lập tức đáp ứng yêu cầu để xoa dịu "cơn thịnh nộ" của chúng. 6. Có xu hướng chống lại cha mẹ: Cha mẹ nuông chiều trẻ vô điều kiện sẽ khiến trẻ cảm thấy mình mới là người có quyền lên tiếng. Trẻ sẽ sử dụng hành động hoặc biểu lộ những cảm xúc khác nhau để khiến cha mẹ phải thỏa hiệp. Thậm chí trong nhiều trường hợp, trẻ gây sự với cha mẹ, nhất là khi phụ huynh bắt đầu nghiêm khắc. Để khắc phục, cha mẹ nên dạy con quy tắc trên dưới, nói với con về sự tôn trọng và lễ phép, đồng thời có những hình phạt hợp lý khi trẻ có thái độ thiếu chuẩn mực. 7. Không thích thỏa hiệp: Những đứa trẻ được nuông chiều quá mức đã quá quen với việc được người lớn "xuống nước" xoa dịu. Điều này khiến khả năng điều tiết cảm xúc của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tâm lý. Nếu không thể xác định chính xác, cha mẹ cần tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý. 8. Ám ảnh vật chất: Trẻ em được nuông chiều quá mức có thể quá tập trung vào sở hữu vật chất, coi trọng đồ đạc hơn những trải nghiệm hoặc mối quan hệ. Đối với chúng, một chiếc máy chơi game mới có thể quan trọng hơn một chuyến du lịch cùng gia đình. Để khắc phục điều này, bạn cần cho trẻ hiểu rằng những trải nghiệm và mối quan hệ có giá trị hơn tài sản vật chất. Hãy dành thời gian chất lượng cho con, cùng con tạo ra những kỷ niệm và cho con thấy giá trị của các mối quan hệ ý nghĩa. 9. Khó khăn trong việc hòa nhập xã hội: Trẻ em được nuông chiều thường gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ bạn bè. Điều này bắt nguồn từ tính ích kỷ và thiếu thực hành chia sẻ. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu khái niệm cho và nhận, điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn và thiếu đồng cảm. Để khắc phục điều này, cha mẹ cần tập trung vào việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp và đồng cảm. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm, xây dựng hình mẫu về các mối quan hệ lành mạnh và hạn chế các phần thưởng vật chất.
1. Đòi hỏi quá mức: Những đứa trẻ được nuông chiều quá mức hiếm khi biết trân trọng những điều chúng đang có. Thay vào đó, chúng thường có cảm giác được hưởng những đặc quyền quá mức. Chúng tin mình xứng đáng nhận được sự đối xử đặc biệt và có thể đòi hỏi điều đó từ cả bố mẹ và người xung quanh. Để khắc phục điều này, cha mẹ hãy dạy trẻ biết quan tâm cảm xúc và nhu cầu của người khác. Bên cạnh đó, hãy thiết lập các ranh giới và kỳ vọng rõ ràng về những gì con bạn được hưởng.
2. Thiếu lòng biết ơn: Những đứa trẻ được nuông chiều quá mức thường không biết nói cảm ơn người khác, ngay cả khi được nhắc nhở. Chúng coi những gì mình có là điều hiển nhiên và không cần thể hiện thái độ biết ơn. Để khắc phục điều này, hãy khuyến khích trẻ bày tỏ lòng biết ơn bằng cách chính bạn cũng thể hiện hành vi biết ơn. Giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc trân trọng những gì chúng có và ghi nhận nỗ lực của người khác.
3. Ghét bị từ chối: Nhiều cha mẹ luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con, kể cả những đòi hỏi vô lý nhất. Đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều sẽ hình thành thói quen xấu. Các em sẽ tự mặc định không ai có thể từ chối yêu cầu chúng đặt ra. Nếu bị từ chối, trẻ sẽ phản ứng rất mạnh và cảm thấy khó chịu khi nghe người khác nói "không".
4. Trẻ thiếu tự lập: Trẻ em được nuông chiều quá mức có thể gặp khó khăn trong việc hình thành các kỹ năng sống cơ bản và thiếu tự lập. Khi quen với việc mọi thứ đều được đáp ứng sẵn sàng, trẻ sẽ thiếu khả năng tự xoay sở và giải quyết vấn đề. Bằng cách giao cho trẻ những công việc phù hợp với lứa tuổi, đòi hỏi tính trách nhiệm như làm việc nhà, tự chăm sóc vệ sinh cá nhân, bạn có thể giúp trẻ khắc phục.
5. Thường xuyên tức giận và la hét: Những đứa trẻ được nuông chiều quá mức thường bộc lộ những cơn giận dữ và bộc phát thường xuyên khi không được đáp ứng theo ý muốn. Chúng có thể trở nên hung hăng, la hét và không hợp tác, khiến cha mẹ gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi. Lý giải cho hành động này, những đứa trẻ đó cho rằng nếu tức giận, cha mẹ sẽ ngay lập tức đáp ứng yêu cầu để xoa dịu "cơn thịnh nộ" của chúng.
6. Có xu hướng chống lại cha mẹ: Cha mẹ nuông chiều trẻ vô điều kiện sẽ khiến trẻ cảm thấy mình mới là người có quyền lên tiếng. Trẻ sẽ sử dụng hành động hoặc biểu lộ những cảm xúc khác nhau để khiến cha mẹ phải thỏa hiệp. Thậm chí trong nhiều trường hợp, trẻ gây sự với cha mẹ, nhất là khi phụ huynh bắt đầu nghiêm khắc. Để khắc phục, cha mẹ nên dạy con quy tắc trên dưới, nói với con về sự tôn trọng và lễ phép, đồng thời có những hình phạt hợp lý khi trẻ có thái độ thiếu chuẩn mực.
7. Không thích thỏa hiệp: Những đứa trẻ được nuông chiều quá mức đã quá quen với việc được người lớn "xuống nước" xoa dịu. Điều này khiến khả năng điều tiết cảm xúc của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tâm lý. Nếu không thể xác định chính xác, cha mẹ cần tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
8. Ám ảnh vật chất: Trẻ em được nuông chiều quá mức có thể quá tập trung vào sở hữu vật chất, coi trọng đồ đạc hơn những trải nghiệm hoặc mối quan hệ. Đối với chúng, một chiếc máy chơi game mới có thể quan trọng hơn một chuyến du lịch cùng gia đình. Để khắc phục điều này, bạn cần cho trẻ hiểu rằng những trải nghiệm và mối quan hệ có giá trị hơn tài sản vật chất. Hãy dành thời gian chất lượng cho con, cùng con tạo ra những kỷ niệm và cho con thấy giá trị của các mối quan hệ ý nghĩa.
9. Khó khăn trong việc hòa nhập xã hội: Trẻ em được nuông chiều thường gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ bạn bè. Điều này bắt nguồn từ tính ích kỷ và thiếu thực hành chia sẻ. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu khái niệm cho và nhận, điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn và thiếu đồng cảm. Để khắc phục điều này, cha mẹ cần tập trung vào việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp và đồng cảm. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm, xây dựng hình mẫu về các mối quan hệ lành mạnh và hạn chế các phần thưởng vật chất.