Da điện tử siêu nhạy là bộ phận cơ thể nhân tạo, có thể được sử dụng thay cho các vạt da và mảnh ghép da để che phủ vùng da bị tổn thương. Loại vật liệu này sở hữu một lớp đàn hồi, khiến nó có thể co giãn. Nó có các bóng bán dẫn và các tế bào năng lượng mặt trời đàn hồi giúp duy trì hình dạng và chức năng.Tim đập trong ống nghiệm là một thành công của nhóm các nhà khoa học trường Đại học Pittsburgh. Họ có thể sản xuất các tế bào tim và sản xuất được mô tim có khả năng tự đập bằng cách sử dụng tế bào gốc từ da như các tế bào tiền thân nguyên phát để tạo thành mô này .Tay giả có khả năng cảm nhận xúc giác là nghiên cứu của các nhà khoa học từ trường Đại học Chicago. Họ đã chế tạo được bàn tay giả có thể gửi tín hiệu điện não và cho cảm giác xúc giác. Các thí nghiệm trên khỉ cho kết quả khá tốt. Công nghệ mới sẽ sớm có mặt ở các loại tay giả nhân tạo.Chân giả điều khiển bằng ý nghĩ đã được tạo ra. Hiện tại bệnh nhân tên Zac Vawter, ở Mỹ, đã trở thành người đầu tiên đã được lặp loại chân giả điều khiển bằng ý nghĩ. Chiếc chân giả này có thể đọc các tín hiệu từ não và cử động phù hợp.Não người tí hon đã được các nhà khoa học tạo ra. Nó có kích thước của một hạt đậu. Hiện chúng chưa có khả năng suy nghĩ, nhưng bộ não người này sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu các bệnh lý ở não.Tai in 3-D được các nhà khoa học tạo ra với sự trợ giúp của máy in 3D. Họ đã sử dụng các tế bào của chuột và bò có khả năng sản sinh collagen. Những tế bào này phải được đặt vào “khuôn đúc” tai người được tạo ra bằng máy in 3D. Chỉ mất chưa đầy một giờ để tạo ra một cái tai như vậy.Mũi ngửi được bệnh: Các nhà khoa học từ trường Đại học Illinois đã nghiên cứu chế tạo một chiếc mũi nhân tạo để nhận biết vi khuẩn từ mùi của chúng và chẩn đoán một số bệnh cụ thể. Kết quả không thực sự giống mũi về hình dạng, nhưng nó ngửi được mùi vi khuẩn và các chấm của nó sẽ đổi màu để xác định vi khuẩn.Tụy nhân tạo có thể tự động bơm insulin vào máu. Thiết bị này giống như máy bơm insulin, nhưng với các tính năng bổ sung điều hòa lượng đường trong máu và mức insulin trong suốt cả ngày. Nó có khả năng điều chỉnh tự động theo mức đường huyết.Mắt nhân tạo sở hữu chip có thể chuyển tín hiệu điện tử thành ánh sáng. Hiện tại mắt nhân tạo đã thử nghiệm thành công trên chuột. Khả năng nhìn của những con chuột thí nghiệm được phục hồi.
Da điện tử siêu nhạy là bộ phận cơ thể nhân tạo, có thể được sử dụng thay cho các vạt da và mảnh ghép da để che phủ vùng da bị tổn thương. Loại vật liệu này sở hữu một lớp đàn hồi, khiến nó có thể co giãn. Nó có các bóng bán dẫn và các tế bào năng lượng mặt trời đàn hồi giúp duy trì hình dạng và chức năng.
Tim đập trong ống nghiệm là một thành công của nhóm các nhà khoa học trường Đại học Pittsburgh. Họ có thể sản xuất các tế bào tim và sản xuất được mô tim có khả năng tự đập bằng cách sử dụng tế bào gốc từ da như các tế bào tiền thân nguyên phát để tạo thành mô này .
Tay giả có khả năng cảm nhận xúc giác là nghiên cứu của các nhà khoa học từ trường Đại học Chicago. Họ đã chế tạo được bàn tay giả có thể gửi tín hiệu điện não và cho cảm giác xúc giác. Các thí nghiệm trên khỉ cho kết quả khá tốt. Công nghệ mới sẽ sớm có mặt ở các loại tay giả nhân tạo.
Chân giả điều khiển bằng ý nghĩ đã được tạo ra. Hiện tại bệnh nhân tên Zac Vawter, ở Mỹ, đã trở thành người đầu tiên đã được lặp loại chân giả điều khiển bằng ý nghĩ. Chiếc chân giả này có thể đọc các tín hiệu từ não và cử động phù hợp.
Não người tí hon đã được các nhà khoa học tạo ra. Nó có kích thước của một hạt đậu. Hiện chúng chưa có khả năng suy nghĩ, nhưng bộ não người này sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu các bệnh lý ở não.
Tai in 3-D được các nhà khoa học tạo ra với sự trợ giúp của máy in 3D. Họ đã sử dụng các tế bào của chuột và bò có khả năng sản sinh collagen. Những tế bào này phải được đặt vào “khuôn đúc” tai người được tạo ra bằng máy in 3D. Chỉ mất chưa đầy một giờ để tạo ra một cái tai như vậy.
Mũi ngửi được bệnh: Các nhà khoa học từ trường Đại học Illinois đã nghiên cứu chế tạo một chiếc mũi nhân tạo để nhận biết vi khuẩn từ mùi của chúng và chẩn đoán một số bệnh cụ thể. Kết quả không thực sự giống mũi về hình dạng, nhưng nó ngửi được mùi vi khuẩn và các chấm của nó sẽ đổi màu để xác định vi khuẩn.
Tụy nhân tạo có thể tự động bơm insulin vào máu. Thiết bị này giống như máy bơm insulin, nhưng với các tính năng bổ sung điều hòa lượng đường trong máu và mức insulin trong suốt cả ngày. Nó có khả năng điều chỉnh tự động theo mức đường huyết.
Mắt nhân tạo sở hữu chip có thể chuyển tín hiệu điện tử thành ánh sáng. Hiện tại mắt nhân tạo đã thử nghiệm thành công trên chuột. Khả năng nhìn của những con chuột thí nghiệm được phục hồi.