Chanh và thuốc ho mà cặp "tương khắc" quan trọng khi nhắc đến những thực phẩm làm mất tác dụng của thuốc. Chanh, bưởi và cam có thể phá vỡ một loại enzyme phân hủy statin và một số loại thuốc khác, bao gồm thuốc ho dextromethorphan.Thuốc sau đó sẽ tích tụ trong máu bệnh nhân nên nguy cơ bị ảnh hưởng tác dụng phụ tăng lên, Mary Ellen Gullickson – dược sĩ ở Phòng khám Marshfield, tiểu bang Wisconsin, Mỹ - cho biết. Với dextromethorphan, tác dụng phụ sẽ là ảo giác và buồn ngủ còn với nhóm statin, bạn có thể bị tổn thương cơ nghiêm trọng.Thịt xông khói và thuốc chống trầm cảm: Hãy kiểm tra kỹ nhãn hiệu loại thuốc chống trầm cảm của bạn trước khi dùng. Nếu thuốc bạn đang dùng thuộc loại thuốc ức chế enzyme monoamine oxidase (MAOIs ) – dưới các nhãn hiệu Marplan, Nardil, Emsam hoặc Parnate…, khi kết hợp với những thực phẩm giàu axit amin tyramine có thể khiến huyết áp thay đổi đột ngột, đe dọa tính mạng.Danh sách này không chỉ có thịt xông khói mà còn xúc xích, rượu vang, dưa cải, pho mát để lâu năm, nước tương, bia hơi…Chocolate và Ritalin: Bên cạnh caffeine, chocolate cũng chứa một chất kích thích gọi là theobromine, Tom Wheeler - chuyên gia về thuốc lại Trung tâm Y tế Chicago (Mỹ) – cho biết.Vì vậy, kết hợp nhiều chất kích thích như chocolate và thuốc chống tâm thần Ritalin vào cơ thể người có thể dẫn đến những hành vi bất thường, co giật.Nhân sâm: Những bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc thường xuyên phải dùng thuốc huyết áp nên tránh ăn nhân sâm để tránh gây tăng huyết áp.Thực phẩm quá giàu chất xơ: Nếu tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày. Nhóm thực phẩm này nếu dùng chung với thuốc chống suy nhược cũng sẽ cho kết quả ngược lại.Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Rất đơn giản, nếu dùng chung 2 loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.Sữa không phải là loại chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi.Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…). Bởi vì, canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước.Hệ quả: thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể, hoặc thậm chí không có.Cà phê cũng không được dùng để uống thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Bởi trong cà phê có chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt. Thuốc cảm và cà phê không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn.Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffein - gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày. Đây được coi là tác dụng phụ của thuốc cảm.Vì vậy, khi uống thuốc này cùng cà phê sẽ càng làm cho phản ứng phụ gia tăng, vì trong cà phê có chất caffein tăng thêm kích thích cho niêm mạc dạ dày.
Chanh và thuốc ho mà cặp "tương khắc" quan trọng khi nhắc đến những thực phẩm làm mất tác dụng của thuốc. Chanh, bưởi và cam có thể phá vỡ một loại enzyme phân hủy statin và một số loại thuốc khác, bao gồm thuốc ho dextromethorphan.
Thuốc sau đó sẽ tích tụ trong máu bệnh nhân nên nguy cơ bị ảnh hưởng tác dụng phụ tăng lên, Mary Ellen Gullickson – dược sĩ ở Phòng khám Marshfield, tiểu bang Wisconsin, Mỹ - cho biết. Với dextromethorphan, tác dụng phụ sẽ là ảo giác và buồn ngủ còn với nhóm statin, bạn có thể bị tổn thương cơ nghiêm trọng.
Thịt xông khói và thuốc chống trầm cảm: Hãy kiểm tra kỹ nhãn hiệu loại thuốc chống trầm cảm của bạn trước khi dùng. Nếu thuốc bạn đang dùng thuộc loại thuốc ức chế enzyme monoamine oxidase (MAOIs ) – dưới các nhãn hiệu Marplan, Nardil, Emsam hoặc Parnate…, khi kết hợp với những thực phẩm giàu axit amin tyramine có thể khiến huyết áp thay đổi đột ngột, đe dọa tính mạng.
Danh sách này không chỉ có thịt xông khói mà còn xúc xích, rượu vang, dưa cải, pho mát để lâu năm, nước tương, bia hơi…
Chocolate và Ritalin: Bên cạnh caffeine, chocolate cũng chứa một chất kích thích gọi là theobromine, Tom Wheeler - chuyên gia về thuốc lại Trung tâm Y tế Chicago (Mỹ) – cho biết.
Vì vậy, kết hợp nhiều chất kích thích như chocolate và thuốc chống tâm thần Ritalin vào cơ thể người có thể dẫn đến những hành vi bất thường, co giật.
Nhân sâm: Những bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc thường xuyên phải dùng thuốc huyết áp nên tránh ăn nhân sâm để tránh gây tăng huyết áp.
Thực phẩm quá giàu chất xơ: Nếu tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày. Nhóm thực phẩm này nếu dùng chung với thuốc chống suy nhược cũng sẽ cho kết quả ngược lại.
Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Rất đơn giản, nếu dùng chung 2 loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
Sữa không phải là loại chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi.
Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…). Bởi vì, canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước.
Hệ quả: thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể, hoặc thậm chí không có.
Cà phê cũng không được dùng để uống thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Bởi trong cà phê có chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt. Thuốc cảm và cà phê không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn.
Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffein - gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày. Đây được coi là tác dụng phụ của thuốc cảm.
Vì vậy, khi uống thuốc này cùng cà phê sẽ càng làm cho phản ứng phụ gia tăng, vì trong cà phê có chất caffein tăng thêm kích thích cho niêm mạc dạ dày.