Ngày đèn đỏ ở phụ nữ cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mất nước. Trong thời gian hành kinh, sự thay đổi các nội tiết tố như estrogen và progesterone ở phụ nữ có thể gây ảnh hưởng đến mức nước trong cơ thể. Đặc biệt, đối với những chị em có thời gian hành kinh kéo dài và máu ra nhiều, đi kèm với triệu chứng đau bụng, điều này có thể làm cạn kiệt mức chất lỏng trong cơ thể.Thuốc. Có nhiều loại thuốc có tác dụng lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều làm tăng nguy cơ mất nước. Bên cạnh đó, không ít loại thuốc có tác dụng phụ là gây tiêu chảy hoặc nôn ói đều có thể khiến cơ thể mất nước. Đối với các trường hợp này, bạn cần phải tăng mức nước tiêu thụ để ngừa nguy cơ mất nước.Bệnh tiêu chảy. Khi tiêu chảy, niêm mạc ruột non bị tổn thương, ảnh hưởng đến việc hấp thu nước và chất điện giải. Áp lực thẩm thấu trong ruột tăng lên, khiến lượng lớn nước trong máu phải vào đây, dẫn đến tiêu chảy thể thẩm thấu. Lúc này, cơ thể mất nước nghiêm trọng. Khi lượng nước lớn mất vượt quá 5% trọng lượng cơ thể thì cơ thể không thể bù đắp, xuất hiện hàng loạt triệu chứng rối loạn chức năng, lâm sàng gọi là mất nước.Bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường thường có mức đường huyết cao. Để thải bớt mức đường trong cơ thể, họ thường phải đi tiểu nhiều, có thể khiến cơ thể bị mất nước. Trong trường hợp bị tiểu đường và có cảm giác khát thường xuyên kèm theo đi tiểu nhiều, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm biện pháp cải thiện mức đường huyết, nhằm ngăn ngừa nguy cơ mất nước.Căng thẳng. Khi bạn bị căng thẳng, tuyến thượng thận của bạn bơm ra kích thích tố căng thẳng. Và nếu bạn đang liên tục chịu áp lực, cuối cùng tuyến thượng thận của bạn trở nên cạn kiệt, gây suy thượng thận. Vấn đề là, các tuyến thượng thận cũng sản xuất các hormone aldosterone, giúp điều chỉnh nồng độ chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Vì vậy, khi thượng thận phải làm việc mệt mỏi, khả năng sản xuất aldosterone của cơ thể giảm, gây ra tình trạng mất nước và các chất điện giải thấp.Cho con bú. Khi cho con bú, cơ thể người mẹ chuyển chất điện giải, protein, khoáng chất, nước sang cơ thể em bé. Vì vậy, cơ thể thai phụ sẽ bị giảm mức chất lỏng. Trong trường hợp này, thai phụ cần phải thường xuyên cung cấp đủ nước cho cơ thể để ngừa nguy cơ mất nước nghiêm trọng.Rượu bia. Uống nhiều đồ uống có cồn có thể làm rối loạn quá trình hình thành vasopressin - một hormone điều khiển sự cân bằng chất lỏng. Thay vì "gửi" chất lỏng vào cơ thể, nó "gửi" thẳng tới bàng quang. Trong khi đó, nhờ vào tác dụng lợi tiểu của rượu , các tế bào co lại, đẩy nước nhiều hơn vào bàng quang. Tất cả điều này làm giảm nồng độ hydrat hóa của cơ thể và ,làm cho bạn phải thường xuyên đi vệ sinh và dẫn tới mất nước trong cơ thể.Lão hóa. Đối với những người lớn tuổi, khả năng giữ nước của cơ thể cũng như cảm giác khát cũng bị suy giảm, nên dễ gây ra tình trạng cơ thể bị mất nước mà họ không nhận ra. Trong những trường hợp này, để ngừa nguy cơ cơ thể bị mất nước, cách tốt nhất là bạn cần luôn ghi nhớ tới việc uống nước, đặc biệt khi hoạt động nhiều.
Ngày đèn đỏ ở phụ nữ cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mất nước. Trong thời gian hành kinh, sự thay đổi các nội tiết tố như estrogen và progesterone ở phụ nữ có thể gây ảnh hưởng đến mức nước trong cơ thể. Đặc biệt, đối với những chị em có thời gian hành kinh kéo dài và máu ra nhiều, đi kèm với triệu chứng đau bụng, điều này có thể làm cạn kiệt mức chất lỏng trong cơ thể.
Thuốc. Có nhiều loại thuốc có tác dụng lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều làm tăng nguy cơ mất nước. Bên cạnh đó, không ít loại thuốc có tác dụng phụ là gây tiêu chảy hoặc nôn ói đều có thể khiến cơ thể mất nước. Đối với các trường hợp này, bạn cần phải tăng mức nước tiêu thụ để ngừa nguy cơ mất nước.
Bệnh tiêu chảy. Khi tiêu chảy, niêm mạc ruột non bị tổn thương, ảnh hưởng đến việc hấp thu nước và chất điện giải. Áp lực thẩm thấu trong ruột tăng lên, khiến lượng lớn nước trong máu phải vào đây, dẫn đến tiêu chảy thể thẩm thấu. Lúc này, cơ thể mất nước nghiêm trọng. Khi lượng nước lớn mất vượt quá 5% trọng lượng cơ thể thì cơ thể không thể bù đắp, xuất hiện hàng loạt triệu chứng rối loạn chức năng, lâm sàng gọi là mất nước.
Bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường thường có mức đường huyết cao. Để thải bớt mức đường trong cơ thể, họ thường phải đi tiểu nhiều, có thể khiến cơ thể bị mất nước. Trong trường hợp bị tiểu đường và có cảm giác khát thường xuyên kèm theo đi tiểu nhiều, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm biện pháp cải thiện mức đường huyết, nhằm ngăn ngừa nguy cơ mất nước.
Căng thẳng. Khi bạn bị căng thẳng, tuyến thượng thận của bạn bơm ra kích thích tố căng thẳng. Và nếu bạn đang liên tục chịu áp lực, cuối cùng tuyến thượng thận của bạn trở nên cạn kiệt, gây suy thượng thận. Vấn đề là, các tuyến thượng thận cũng sản xuất các hormone aldosterone, giúp điều chỉnh nồng độ chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Vì vậy, khi thượng thận phải làm việc mệt mỏi, khả năng sản xuất aldosterone của cơ thể giảm, gây ra tình trạng mất nước và các chất điện giải thấp.
Cho con bú. Khi cho con bú, cơ thể người mẹ chuyển chất điện giải, protein, khoáng chất, nước sang cơ thể em bé. Vì vậy, cơ thể thai phụ sẽ bị giảm mức chất lỏng. Trong trường hợp này, thai phụ cần phải thường xuyên cung cấp đủ nước cho cơ thể để ngừa nguy cơ mất nước nghiêm trọng.
Rượu bia. Uống nhiều đồ uống có cồn có thể làm rối loạn quá trình hình thành vasopressin - một hormone điều khiển sự cân bằng chất lỏng. Thay vì "gửi" chất lỏng vào cơ thể, nó "gửi" thẳng tới bàng quang. Trong khi đó, nhờ vào tác dụng lợi tiểu của rượu , các tế bào co lại, đẩy nước nhiều hơn vào bàng quang. Tất cả điều này làm giảm nồng độ hydrat hóa của cơ thể và ,làm cho bạn phải thường xuyên đi vệ sinh và dẫn tới mất nước trong cơ thể.
Lão hóa. Đối với những người lớn tuổi, khả năng giữ nước của cơ thể cũng như cảm giác khát cũng bị suy giảm, nên dễ gây ra tình trạng cơ thể bị mất nước mà họ không nhận ra. Trong những trường hợp này, để ngừa nguy cơ cơ thể bị mất nước, cách tốt nhất là bạn cần luôn ghi nhớ tới việc uống nước, đặc biệt khi hoạt động nhiều.