Hàu : Một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm nhất, trung bình 6 con hàu sẽ có tới 52 mg kẽm, trong khi hàm lượng kẽm cần thiết của một người là 11 mg mỗi ngày. Bên cạnh đó các loại động vật có vỏ khác như cua, tôm hùm... cũng cung cấp nhiều kẽm. Các tác dụng phụ do nạp quá nhiều kẽm là điều rất hiếm gặp, tuy nhiên một số triệu chứng có thể xảy ra sẽ là đau đầu, buồn nôn, chán ăn và tiêu chảy. Ảnh: Everyday Health. Đậu lăng: Bên cạnh món đậu hũ, người ăn chay có thể bổ sung đậu lăng với hàm lượng kẽm tương đối giống nhau, mỗi 130 g đậu lăng nấu chín sẽ có 3 mg kẽm. Loại đậu này có thể được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn ngon miệng như súp đậu lăng hay bánh mì kẹp thịt thuần chay. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại đậu khác như đậu gà, đậu hải quân (navy bean) và đậu đen. Ảnh: Medical News Today. Yến mạch: Bên cạnh thịt và các loại đậu, yến mạch là một nguồn tinh bột có chứa kẽm và rất tốt cho cơ thể của bạn. Bên cạnh các chất dinh dưỡng đến từ yến mạch như vitamin B, sắt và chất xơ, cứ mỗi 120 g yến mạch còn có 2 mg kẽm. Hãy thêm vào bữa sáng của bạn một bữa yến mạch cùng với hạt gai dầu để tăng hàm lượng kẽm cho cơ thể cũng như chất xơ. Ảnh: Veggie Inspired. Sữa chua: Ngoài việc cung cấp men vi sinh có lợi cho hệ thống đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch, sữa chua cũng như các chế phẩm từ sữa cũng là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm, canxi và đạm. Bên cạnh đó, trong các sản phẩm từ sữa còn chứa tryptophan, một axit amin giúp cải thiện giấc ngủ. Ảnh: Serious Eats. Các loại hạt: Bên cạnh khả năng cung cấp chất béo tốt cho cơ thể, một số loại hạt cũng chứa kẽm. Đứng đầu trong danh sách là hạt gai dầu, với 28 g sẽ có 3 mg kẽm. Bạn có thể ăn kèm loại hạt này với sữa chua, salad hoặc yến mạch. Ngoài ra, những lựa chọn thay thế khác có thể kể đến là hạt chia và hạt lanh. Ảnh: WellMe. Nấm: Mặc dù các loại rau không chứa hàm lượng kẽm cao, khoáng chất này lại xuất hiện nhiều hơn ở các loại nấm. Lựa chọn tốt nhất có thể kể đến là nấm hương và nấm mỡ trắng. Ảnh: Momsdish. Chocolate đen: Một sự thật khá thú vị về chocolate đó là chocolate càng sẫm màu càng tốt. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), mỗi 30 g chocolate đen - loại có 70-80% cacao - chứa một mg kẽm. Ngoài ra, chúng còn đem lại một số lợi ích khác như giảm huyết áp và cải thiện lưu lượng máu. Tuy nhiên, nhằm kiểm soát lượng đường nạp vào trong cơ thể, bạn không nên ăn quá 30 g chocolate/ngày. Ảnh: Everydayhealth.
Hàu : Một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm nhất, trung bình 6 con hàu sẽ có tới 52 mg kẽm, trong khi hàm lượng kẽm cần thiết của một người là 11 mg mỗi ngày. Bên cạnh đó các loại động vật có vỏ khác như cua, tôm hùm... cũng cung cấp nhiều kẽm. Các tác dụng phụ do nạp quá nhiều kẽm là điều rất hiếm gặp, tuy nhiên một số triệu chứng có thể xảy ra sẽ là đau đầu, buồn nôn, chán ăn và tiêu chảy. Ảnh: Everyday Health.
Đậu lăng: Bên cạnh món đậu hũ, người ăn chay có thể bổ sung đậu lăng với hàm lượng kẽm tương đối giống nhau, mỗi 130 g đậu lăng nấu chín sẽ có 3 mg kẽm. Loại đậu này có thể được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn ngon miệng như súp đậu lăng hay bánh mì kẹp thịt thuần chay. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại đậu khác như đậu gà, đậu hải quân (navy bean) và đậu đen. Ảnh: Medical News Today.
Yến mạch: Bên cạnh thịt và các loại đậu, yến mạch là một nguồn tinh bột có chứa kẽm và rất tốt cho cơ thể của bạn. Bên cạnh các chất dinh dưỡng đến từ yến mạch như vitamin B, sắt và chất xơ, cứ mỗi 120 g yến mạch còn có 2 mg kẽm. Hãy thêm vào bữa sáng của bạn một bữa yến mạch cùng với hạt gai dầu để tăng hàm lượng kẽm cho cơ thể cũng như chất xơ. Ảnh: Veggie Inspired.
Sữa chua: Ngoài việc cung cấp men vi sinh có lợi cho hệ thống đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch, sữa chua cũng như các chế phẩm từ sữa cũng là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm, canxi và đạm. Bên cạnh đó, trong các sản phẩm từ sữa còn chứa tryptophan, một axit amin giúp cải thiện giấc ngủ. Ảnh: Serious Eats.
Các loại hạt: Bên cạnh khả năng cung cấp chất béo tốt cho cơ thể, một số loại hạt cũng chứa kẽm. Đứng đầu trong danh sách là hạt gai dầu, với 28 g sẽ có 3 mg kẽm. Bạn có thể ăn kèm loại hạt này với sữa chua, salad hoặc yến mạch. Ngoài ra, những lựa chọn thay thế khác có thể kể đến là hạt chia và hạt lanh. Ảnh: WellMe.
Nấm: Mặc dù các loại rau không chứa hàm lượng kẽm cao, khoáng chất này lại xuất hiện nhiều hơn ở các loại nấm. Lựa chọn tốt nhất có thể kể đến là nấm hương và nấm mỡ trắng. Ảnh: Momsdish.
Chocolate đen: Một sự thật khá thú vị về chocolate đó là chocolate càng sẫm màu càng tốt. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), mỗi 30 g chocolate đen - loại có 70-80% cacao - chứa một mg kẽm. Ngoài ra, chúng còn đem lại một số lợi ích khác như giảm huyết áp và cải thiện lưu lượng máu. Tuy nhiên, nhằm kiểm soát lượng đường nạp vào trong cơ thể, bạn không nên ăn quá 30 g chocolate/ngày. Ảnh: Everydayhealth.