Từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 hàng năm là mùa lễ hội của người Mù Căng Chải. Vào dịp này, họ sẽ tận hưởng cuộc sống và thưởng thức những món đặc sản cực ngon. Thịt trâu gác bếp là đặc sản Mù Căng Chải nổi tiếng nhất.Món ăn này bắt nguồn từ người Thái đen, được làm chủ yếu từ thịt bắp của trâu. Khi chế biến, những thớ thịt sẽ được xẻ ra thành từng miếng, sau đó tẩm ướp và hun khói khoảng 8 tháng - 1 năm trước khi thưởng thức.Thịt trâu gác bếp khi ăn ngọt đậm, thơm đượm mùi mắc khén và các loại lá cây rừng. Được hun khói lâu ngày nên thịt trâu có mùi đặc biệt, mang đậm phong vị núi rừng. Miếng thịt khô có màu nâu thẫm, nhưng phần trong vẫn hồng hào, tươi đỏ, khi ăn có vị ngọt đậm đà.Muỗm rang Mường Lò là đặc sản Mù Căng Chải được người dân vùng này đặc biệt ưa thích. Muỗm rang ngon nhất là được bắt vào mùa lúa chín, lúc những con muỗm béo vàng ươm, khi rang lên thơm lừng cực ngon.Con muỗm trước khi rang được om với nước măng chua hoặc giấm gạo trên bếp lửa liu riu. Sau khi nước cạn, người ta sẽ cho mỡ lợn hoặc dầu ăn vào rang muỗm tới khi khô sạch nước và chín giòn. Họ nêm gia vị, ớt, lá chanh và thưởng thức.Lạp xưởng Yên Bái cũng là món ăn cực kỳ ngon, được chế biến đặc biệt với công thức hoàn toàn khác biệt. Nguyên liệu cho món đặc sản Mù Căng Chải này là thịt ba chỉ thái nhỏ, bột canh, hạt tiêu, mật ong, đường, rượu trắng…. và tẩm ướp đặc biệt với những nguyên liệu riêng của vùng núi.Lạp xưởng ở Yên Bái sau khi làm xong được hun kỹ với vỏ mía cùng củi tới khi săn lại để có mùi thơm đặc biệt khi ăn. Cách ăn lạp xưởng có rất nhiều: Bạn có thể mang ra nướng trên bếp than hồng hay đảo qua chảo rán. Tuy nhiên, ăn chấm kèm tương ớt Mường Khương là ngon nhất.Tới Mù Căng Chải mùa lễ hội bạn sẽ vô cũng thích thú khi được nhâm nhi những hạt cốm tan Tú Lệ xanh ngắt vị thanh mát, dẻo thơm. Cốm tan Tú Lệ được coi là loại đặc sản vào loại nhất, nhì vùng Tây Bắc.Cốm tan Tú Lệ phải làm từ nếp non, khi hạt lúa còn bấm ra sữa thì hạt cốm mới dẻo mới ngon. Tới Mù Căng Chải vào khoảng tháng 4 và tháng 10 hàng năm bạn sẽ được thưởng thức cốm Tú Lệ ngon chẳng kém gì cốm Làng Vòng nức tiếng ở Hà Nội.Bánh chưng đen Mường Lò, món bánh đặc sản này không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, trời đất và đãi khách quý. Nguyên liệu làm bánh được chọn lựa kỹ càng: lá dong bánh tẻ, gạo nếp phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ để làm nhân.Ăn miếng bánh chưng đen bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được hương vị thật đặc biệt, vị thơm của nếp, vị ngọt, béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ của cây rừng.Măng sặt Yên Bái là sản vật rừng quý giá, và ăn cũng ngon hơn hẳn so với măng tươi vùng khác. Cây măng sạt thường thon nhỏ, kích thước bằng chuôi liềm, măng trắng nõn, mềm vàng. Vào đúng mùa, măng non rất dễ bóc, vị ngọt, không hề có vị he đắng.Măng sặt Yên Bái có thể dùng để nấu xườn, luộc, xào với cà chua đều rất ngon.Bánh chuối đặc sản Lục Yên: Bánh được chế biến chủ yếu từ chuối và bột gạo mới. Để làm được một chiếc bánh chuối thơm ngon, giữ được hương vị nguyên vẹn của chuối sắc đẹp mất rất nhiều công sức.Quả chuối chín, được đem bóc vỏ, rồi được sấy khô. Khi làm bánh, chuối sấy khô được đem ngâm nước ấm cho mềm rồi đem đi xay thành bột, bột gạo cũng phải xay bột nước cùng với bột chuối trộn đều làm vỏ bánh. Nhân bánh là đỗ, lạc và đường. Bánh được gói bằng lá chuối khi ăn dẻo thơm rất đặc biệt.
Từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 hàng năm là mùa lễ hội của người Mù Căng Chải. Vào dịp này, họ sẽ tận hưởng cuộc sống và thưởng thức những món đặc sản cực ngon. Thịt trâu gác bếp là đặc sản Mù Căng Chải nổi tiếng nhất.
Món ăn này bắt nguồn từ người Thái đen, được làm chủ yếu từ thịt bắp của trâu. Khi chế biến, những thớ thịt sẽ được xẻ ra thành từng miếng, sau đó tẩm ướp và hun khói khoảng 8 tháng - 1 năm trước khi thưởng thức.
Thịt trâu gác bếp khi ăn ngọt đậm, thơm đượm mùi mắc khén và các loại lá cây rừng. Được hun khói lâu ngày nên thịt trâu có mùi đặc biệt, mang đậm phong vị núi rừng. Miếng thịt khô có màu nâu thẫm, nhưng phần trong vẫn hồng hào, tươi đỏ, khi ăn có vị ngọt đậm đà.
Muỗm rang Mường Lò là đặc sản Mù Căng Chải được người dân vùng này đặc biệt ưa thích. Muỗm rang ngon nhất là được bắt vào mùa lúa chín, lúc những con muỗm béo vàng ươm, khi rang lên thơm lừng cực ngon.
Con muỗm trước khi rang được om với nước măng chua hoặc giấm gạo trên bếp lửa liu riu. Sau khi nước cạn, người ta sẽ cho mỡ lợn hoặc dầu ăn vào rang muỗm tới khi khô sạch nước và chín giòn. Họ nêm gia vị, ớt, lá chanh và thưởng thức.
Lạp xưởng Yên Bái cũng là món ăn cực kỳ ngon, được chế biến đặc biệt với công thức hoàn toàn khác biệt. Nguyên liệu cho món đặc sản Mù Căng Chải này là thịt ba chỉ thái nhỏ, bột canh, hạt tiêu, mật ong, đường, rượu trắng…. và tẩm ướp đặc biệt với những nguyên liệu riêng của vùng núi.
Lạp xưởng ở Yên Bái sau khi làm xong được hun kỹ với vỏ mía cùng củi tới khi săn lại để có mùi thơm đặc biệt khi ăn. Cách ăn lạp xưởng có rất nhiều: Bạn có thể mang ra nướng trên bếp than hồng hay đảo qua chảo rán. Tuy nhiên, ăn chấm kèm tương ớt Mường Khương là ngon nhất.
Tới Mù Căng Chải mùa lễ hội bạn sẽ vô cũng thích thú khi được nhâm nhi những hạt cốm tan Tú Lệ xanh ngắt vị thanh mát, dẻo thơm. Cốm tan Tú Lệ được coi là loại đặc sản vào loại nhất, nhì vùng Tây Bắc.
Cốm tan Tú Lệ phải làm từ nếp non, khi hạt lúa còn bấm ra sữa thì hạt cốm mới dẻo mới ngon. Tới Mù Căng Chải vào khoảng tháng 4 và tháng 10 hàng năm bạn sẽ được thưởng thức cốm Tú Lệ ngon chẳng kém gì cốm Làng Vòng nức tiếng ở Hà Nội.
Bánh chưng đen Mường Lò, món bánh đặc sản này không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, trời đất và đãi khách quý. Nguyên liệu làm bánh được chọn lựa kỹ càng: lá dong bánh tẻ, gạo nếp phải là nếp Tú Lệ thơm ngon, nhân đỗ xanh đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, hạt tiêu, hành củ để làm nhân.
Ăn miếng bánh chưng đen bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được hương vị thật đặc biệt, vị thơm của nếp, vị ngọt, béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị là lạ của cây rừng.
Măng sặt Yên Bái là sản vật rừng quý giá, và ăn cũng ngon hơn hẳn so với măng tươi vùng khác. Cây măng sạt thường thon nhỏ, kích thước bằng chuôi liềm, măng trắng nõn, mềm vàng. Vào đúng mùa, măng non rất dễ bóc, vị ngọt, không hề có vị he đắng.
Măng sặt Yên Bái có thể dùng để nấu xườn, luộc, xào với cà chua đều rất ngon.
Bánh chuối đặc sản Lục Yên: Bánh được chế biến chủ yếu từ chuối và bột gạo mới. Để làm được một chiếc bánh chuối thơm ngon, giữ được hương vị nguyên vẹn của chuối sắc đẹp mất rất nhiều công sức.
Quả chuối chín, được đem bóc vỏ, rồi được sấy khô. Khi làm bánh, chuối sấy khô được đem ngâm nước ấm cho mềm rồi đem đi xay thành bột, bột gạo cũng phải xay bột nước cùng với bột chuối trộn đều làm vỏ bánh. Nhân bánh là đỗ, lạc và đường. Bánh được gói bằng lá chuối khi ăn dẻo thơm rất đặc biệt.