Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu: Người bệnh tiểu đường cần đi khám thường xuyên và cùng với bác sĩ đưa ra kế hoạch cá nhân (chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc) để giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định.Bỏ hút thuốc: Khi hút thuốc, người hút đưa một lượng carbon dioxin từ khói thuốc vào cơ thể, chất này ngăn cản ôxy kết hợp với hồng cầu. Bên cạnh đó, thuốc lá còn làm chậm sự hấp thu của insulin khi tiêm, khiến khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân sử dụng insulin.Mang giày phù hợp: Đôi chân của bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị tổn thương, nhiễm trùng hoặc hoại tử. Do đó, bệnh nhân cần phải lựa chọn giày dép phù hợp và không được đi chân trần ngay cả khi ở nhà.Giữ chân sạch sẽ và thường xuyên cắt móng chân: Rửa chân bằng xà bông và nước mỗi ngày, dùng kem dưỡng da cho toàn bộ bàn chân để tránh nứt nẻ. Cắt móng chân sẽ ngăn ngừa móng chân mọc vào trong gây tổn thương.Kiểm tra chân hàng ngày: Kiểm tra da trên đôi chân của bạn, bao gồm cả khu vực giữa các ngón chân. Các vết thương tại chân ở người mắc bệnh tiểu đường có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, hoại tử.Tìm hiểu để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo: Chai chân thường là dấu hiệu đầu tiên mà bạn đang đặt áp lực lên khu vực nhất định của bàn chân, có thể dẫn đến viêm loét. Do đó, đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần đề phòng từ những dấu hiệu đơn giản nhất.Xử lý vết thương ngay lập tức: Nếu bạn phát hiện ra một vết thương, làm sạch nó bằng xà phòng nhẹ nhàng và nước, bôi một thuốc mỡ kháng sinh rồi che lại bằng một miếng băng. Lặp lại quá trình này 2 lần/ngày và tránh nước.
Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu: Người bệnh tiểu đường cần đi khám thường xuyên và cùng với bác sĩ đưa ra kế hoạch cá nhân (chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc) để giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định.
Bỏ hút thuốc: Khi hút thuốc, người hút đưa một lượng carbon dioxin từ khói thuốc vào cơ thể, chất này ngăn cản ôxy kết hợp với hồng cầu. Bên cạnh đó, thuốc lá còn làm chậm sự hấp thu của insulin khi tiêm, khiến khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân sử dụng insulin.
Mang giày phù hợp: Đôi chân của bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị tổn thương, nhiễm trùng hoặc hoại tử. Do đó, bệnh nhân cần phải lựa chọn giày dép phù hợp và không được đi chân trần ngay cả khi ở nhà.
Giữ chân sạch sẽ và thường xuyên cắt móng chân: Rửa chân bằng xà bông và nước mỗi ngày, dùng kem dưỡng da cho toàn bộ bàn chân để tránh nứt nẻ. Cắt móng chân sẽ ngăn ngừa móng chân mọc vào trong gây tổn thương.
Kiểm tra chân hàng ngày: Kiểm tra da trên đôi chân của bạn, bao gồm cả khu vực giữa các ngón chân. Các vết thương tại chân ở người mắc bệnh tiểu đường có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, hoại tử.
Tìm hiểu để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo: Chai chân thường là dấu hiệu đầu tiên mà bạn đang đặt áp lực lên khu vực nhất định của bàn chân, có thể dẫn đến viêm loét. Do đó, đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần đề phòng từ những dấu hiệu đơn giản nhất.
Xử lý vết thương ngay lập tức: Nếu bạn phát hiện ra một vết thương, làm sạch nó bằng xà phòng nhẹ nhàng và nước, bôi một thuốc mỡ kháng sinh rồi che lại bằng một miếng băng. Lặp lại quá trình này 2 lần/ngày và tránh nước.