Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, việc sử dụng chung thang máy diễn ra hết sức quen thuộc với người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, đây cũng là nơi ẩn chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm. Bởi vì đặc trưng của Covid-19 là khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện to… sẽ theo các giọt bắn bám vào bề mặt gỗ, đá, sắt và sống tối thiểu từ 6 giờ tới 3-4 ngày trên đó.
Chuyên gia cảnh báo cách đi thang máy an toàn
Tránh đi lúc đông người: Trong mùa dịch một trong những cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ lây nhiễm từ môi trường thang máy là không nên vào thang lúc đang có đông người. Bạn nên bỏ qua lượt đi đó và đợi tới lượt sau vắng vẻ hơn, đảm bảo an toàn giãn cách.
Xịt khuẩn liên tục: Hiện nay trong các thang máy ở các toà nhà hầu như đều đã trang bị nước rửa tay. Muốn bảo vệ bản thân luôn an toàn khi phải chạm tay vào nút bấm, bạn nên xịt khuẩn trước khi bước vào thang và sau khi ra khỏi thang.
Giữ khoảng cách an toàn: Khi đi tháng máy nếu có thể, bạn nên đứng cách người bên cạnh 1m. Đồng thời, khi bước vào thang máy, tuyệt đối không nên nói chuyện với người đi cùng để tránh nguy cơ giọt bắn văng ra.
Quay mặt vào trong: Một trong những mẹo nhỏ khi đi thang máy trong mùa dịch làm bạn nên đứng sát vách thang nên hướng mặt vào trong để tránh nguy cơ lây lan virus.
Hạn chế tiếp xúc tay: Sau khi phải dùng tay bấm nút thang máy, bạn tuyệt đối không nên lấy tay dụi mắt, mũi, vuốt tóc… hay có những tiếp xúc khác bằng tay. Một số người cẩn thận thậm chí còn dùng các dụng cụ khác để bấm nút như: đầu chìa khoá xe, tăm bông, bút bi… Tuy nhiên, nếu dùng những dụng cụ này, chúng ta phải vứt nó vào thùng rác ngay sau khi sử dụng hoặc khử khuẩn ngay sau đó.
Trang bị kính chắn giọt bắn: Nếu chỉ đeo khẩu trang y tế vẫn chưa hiệu quả, bạn hãy sắm thêm cho mình một chiếc kính chắn giọt bắn được bán rất phổ biến. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, mỗi người nên trang bị cho mình một chiếc kính chắn giọt bắn để sử dụng trong những trường hợp phải đi đến nơi công cộng.