5 việc não con người có thể làm trong khi đã ngủ rất say

Google News

Bằng các cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng não con người có thể làm trong khi đã ngủ rất say.

Bằng các cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng não con người có thể làm trong khi đã ngủ rất say như: học hỏi hoặc ghi nhớ rất hiệu quả ngay cả khi bạn đã ngủ say nếu được nghe âm thanh từ bên ngoài.
1. Nhớ từ vựng trong việc học ngoại ngữ
Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, các nhà học đã nghiên cứu một nhóm người Đức học tiếng Hà Lan, bắt đầu với những từ vựng đơn giản. Họ yêu cầu mọi người đi ngủ sau đó.
Sau khi họ đã chìm vào giấc ngủ, các nhà nghiên cứu đã phát âm thanh của các từ vựng tiếng Hà Lan cho chỉ một nhóm người trong số họ nghe còn số còn lại ngủ trong yên lặng. Và tất nhiên, họ không hề được biết về điều này.
Để chắc chắn rằng kết quả được nghiên cứu trong tình trạng ngủ sâu, họ cho một nhóm người khác nghe các từ vựng khi họ đi lại hoặc làm những công việc khác trong tình trạng đầu óc tỉnh táo. Quả nhiên, những người này không hề nhớ được từ vựng tốt như những người học khi ngủ.
Sau khi thức dậy, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra vốn từ vựng của họ. Kết quả cho thấy, nhóm người được nghe các từ vựng phát trong khi ngủ có khả năng nhớ và dịch chúng tốt hơn.
2. Nhớ giai điệu âm nhạc
 
Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã dạy một số người chơi một giai điệu bằng đàn ghi-ta. Sau đó, họ cho tất cả các tình nguyện viên đi ngủ. Khi tỉnh dậy đều được yêu cầu chơi lại giai điệu này.
Tuy nhiên, các tình nguyện viên không biết rằng khi họ chìm đắm trong giấc ngủ, các nhà nghiên cứu đã phát lại đoạn nhạc cho một nhóm người trong số các tình nguyện viên tham gia, nhóm còn lại thì không. Kết quả cho thấy, những ai đã được nghe đoạn âm thanh khi họ ngủ, dù họ không hề biết điều đó, đã chơi lại đoạn nhạc một cách hoàn hảo hơn những người khác.
3. Loại bỏ độc tố trong cơ thể
Vào năm 2013, có rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng: một chức năng quan trọng của giấc ngủ chính là “làm sạch” cơ thể.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Rochester đã chứng minh: khi chúng ta ngủ, não bộ có khả năng tự động dọn dẹp và loại bỏ các phân tử gây tổn hại đến hệ thần kinh. Không gian giữa các tế bào tăng lên khá nhiều khi chúng ta ở trạng thái vô thức, điều này cho phép não loại bỏ các tế bào độc hại có trong cơ thể.
Tiến sĩ Nedergaard từ Viện Sức khỏe Quốc gia cho biết: “Chúng ta cần có một giấc ngủ ngon để loại bỏ các độc tố có hại cho não và cơ thể”.
Một điều nguy hiểm hơn, nếu chúng ta không ngủ đủ giấc, não bộ sẽ bị ức chế. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn dến các bệnh về thần kinh như Parkinson, Alzheimer (một bệnh lý về não có thể dẫn đến tử vong, gây ra sự suy giảm từ từ về trí nhớ, suy nghĩ và kĩ năng suy luận).
4. Bộ não tranh thủ sắp xếp dữ liệu khi bạn chợp mắt
Sau một ngày hoạt động, bạn dung nạp rất nhiều thông tin vào não bộ. Về đêm, bạn ngáy o o còn “trung tâm xử lí dữ liệu” vẫn phải thức hoạt động, sắp xếp lại những dữ kiện quan trọng để dành xài về sau, rồi xóa xổ những thông tin không cần thiết, đồng thời tạo các kết nối thần kinh mới. Bởi vậy, bạn nên ngủ đủ giấc và nhường thời gian đó cho anh bạn não bộ làm việc, bạn không muốn nhớ nhớ quên quên, lẩn thơ lẩn thẩn phải không nào?
5. Học và ghi nhớ hành động
 
Bộ não lưu trữ thông tin dài hạn thông qua một trục quay giấc ngủ, sóng được tạo ra giúp lưu trữ thông tin trong suốt quá trình ngủ.
Qúa trình này giúp lưu trữ thông tin vận động một cách dễ dàng. Khi chúng ta ngủ, những kiến thức vận động (lái xe, chạy nhảy, bơi lội…) sẽ được chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn, nhờ vậy mà ta nhớ lâu hơn.
Nhà khoa học có nhiều năm nghiên cứu về giấc ngủ, đến từ Đại học Cornell, James B.Maas đã phát biểu với Hiệp hội Tâm lý Mỹ: “Qúa trình luyện tập trong giấc ngủ là một yếu tố cần thiết cho việc vận động thực tế sau này”. Hay nói vui rằng: “Nếu bạn muốn trở thành cao thủ chơi golf, bạn hãy ngủ lâu hơn một chút”.
Theo Khỏe & Đẹp

Bình luận(0)