Ung thư vú đã trở thành căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới. Hơn 40% bệnh nhân ung thư vú ở châu Á dưới 50 tuổi. Theo thống kê của Trung tâm Ung thư Trung Quốc, cứ 20 giây lại có 1 người nước này mắc ung thư vú và cứ 40 giây lại có một người chết vì căn bệnh này.
Một nghiên cứu quy mô lớn của tạp chí ung thư quốc tế hàng đầu JAMA oncology cho thấy, tỷ lệ tử vong của nam giới do mắc ung thư vú cao hơn nữ giới đến 19%.
Dấu hiệu của ung thư vú
Ngực không đối xứng và nổi cục ở vú: Hãy quan sát xem hai bên vú có cân xứng hay không. Dùng tay ấn nhẹ từng phần để cảm nhận xem có cục u, căng tức, có hay không dấu hiệu sưng bất thường.
Chảy máu đầu vú: Dịch có máu tiết ra thường xuyên.
Thay đổi về da: Xuất hiện vấn đề bong tróc, mẩn đỏ hoặc bào mòn trên bề mặt da. Có dấu hiệu “sần vỏ cam” hay lún bất thường ở ngực.
Hình dạng núm vú và quầng vú bất thường: Khối u nằm ở gần hoặc sâu bên trong núm vú có thể gây co rút vú. Khi khối u nằm xa nhưng xâm lấn vào ống dẫn sữa sẽ làm núm bị thịt vào hoặc nhô cao lên. Quan sát xem da đầu ngực có bị ngứa, mòn, đóng vảy hoặc quầng vú có phù nề hay không để có phương án điều trị thích hợp.
Sưng hạch: Dùng 3 ngón tay ấn nhẹ vào vùng nách xem có các khối cứng rải rác, có mủ hay không. Ở giai đoạn muộn của bệnh có thể sờ thấy hạch di căn trên xương đòn và hai bên nách.
Nhóm nguy cơ cao mắc ung thư vú
- Có người trong gia đình đã từng mắc ung thư vú (Gia đình mang gen BRCA1/BRCA2).
- Có tiền sử bị loạn sản ống vú, tiểu thùy hoặc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ.
- Những người được xạ trị vùng ngực trước 30 tuổi.
- Bệnh nhân có tiền sử ung thư vú và ung thư biểu mô buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc ung thư phúc mạc nguyên phát.
Hiện nay, nguyên nhân khiến nam giới bị ung thư vú vẫn chưa rõ ràng. Nhưng gia đình có người từng mắc ung thư vú hoặc nồng hộ hormone bất thường trong cơ thể, nhiễm sắc thể giới tính phát triển bất thường cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ở phái mạnh.
Làm sao để ngăn ngừa ung thư vú?
Để ngăn ngừa ung thư vú, hãy chú ý cải thiện:
- Chế độ ăn uống lành mạnh.
- Làm việc nghỉ ngơi thường xuyên.
- Ổn định tâm lý.
- Khám sức khỏe định kì.
Đối với việc khám sức khỏe, nên khám lâm sàng từ 1-3 năm/1 lần trong độ tuổi 20-39 tuổi. Đối với những người trong độ tuổi 40-69 cần khám X-quang 1-2 năm/1 lần và mỗi năm 1 lần đối với những người trên 70 tuổi.
Những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao nên thực hiện tầm soát trước 40 tuổi. Thời gian tầm soát cần thực hiện mỗi năm 1 lần. Ngoài chụp ngũ ảnh, các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh như MRI cũng có thể được sử dụng.