Giá đỗ không rễ
Một số loại giá đỗ không rễ thường thấy trên thị trường, đặc biệt là giá đỗ tương, trong quá trình sinh trưởng của loại giá đỗ không rễ này, để chất lượng tốt hơn, nhanh hơn và mọc không ra rễ, các người sản xuất kém uy tín sẽ cho thêm các chất thúc đẩy tăng trưởng vào.
Thông thường, giá đỗ nuôi trồng tự nhiên sẽ mất khoảng 3 - 4 ngày mới thu hoạch được. Vì được chăm sóc hàng ngày nên loại giá đỗ này trông sẽ dài, mảnh, có nhiều rễ, hình thức trông không đẹp mắt lắm.
Ngược lại, loại giá đỗ được kích thuốc tăng trưởng lại có mẫu mã đẹp mắt, thân béo mập, giá thành cũng rẻ hơn nhưng lại không có rễ. Việc tiêu thụ loại giá đỗ không có rễ liên tục trong thời gian dài có thể làm gan sản sinh nhiều độc tố tích tụ, từ đó làm hại tới sức khỏe về lâu dài. Nghiêm trọng hơn, nếu không phát hiện ra sớm thì gan sẽ dần bị tổn thương và làm tế bào ung thư có cơ hội xâm nhập.
Cà chua chưa chín
Cà chua có nhiều vitamin C, nhưng cà chua chưa chín thì không nên ăn. Được biết, cà chua chưa trưởng thành có chứa độc tố solanin gây hại cho cơ thể, sau khi vào cơ thể sẽ dễ tăng gánh nặng giải độc cho gan và gây hại cho sức khỏe của gan. Ngoài ra, độc tố solanin cũng rất có hại cho thần kinh và có thể khiến cơ thể bị ngộ độc trong trường hợp nặng, do đó, cà chua chưa chín ăn càng ít càng tốt.
Dưa, cà muối chua
Rau cải, cà... khi muối chua cần phải cho một lượng lớn muối ăn, sau một thời gian dài lên men sẽ tạo ra một chất gọi là nitrit. Nitrit ăn vào cơ thể người sẽ phản ứng với các amin có trong protein sinh ra độc tố (nitrosamine), sẽ làm tăng nguy cơ phù nề tế bào gan và biến đổi bệnh lý, gây nguy hiểm cho sức khỏe nói chung, sức khỏe của gan nói riêng.
Bí ngô già lâu năm
Hàm lượng đường trong những quả bí già để lâu rất cao, sau một thời gian dài thịt bí sẽ bị quá trình cồn kỵ khí làm chất lượng thịt giảm sút, sau khi ăn những quả bí già này, các chất được sinh ra đó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dù nhìn bề ngoài quả bí vẫn hoàn toàn nguyên vẹn.
Mộc nhĩ ngâm lâu
Mộc nhĩ là loại nấm phổ biến nhất, cũng là một loại rau, nhưng khi ngâm mộc nhĩ cần chú ý kiểm soát thời gian. Không để mộc nhĩ ngâm lâu trong nước, ngâm lâu nấm dễ sinh ra axit vi khuẩn là chất gây ung thư. Loại vi khuẩn này cũng hoạt động rất mạnh dưới nhiệt độ cao, sau khi vào cơ thể dễ làm tổn thương gan và gây ung thư gan. Tốt nhất bạn nên ngâm mộc trong vòng hai giờ, nấm sau khi ngâm nên sử dụng luôn.
Bệnh gan "ghé thăm", cơ thể có thể có những biểu hiện sau:
- Ăn không tiêu, tiêu chảy: không tổng hợp được mật hiệu quả, thức ăn không được tiêu hóa kịp trong ruột;
- Chảy máu nướu răng, chảy máu cam: chức năng tổng hợp các yếu tố đông máu của gan giảm, cơ thể dễ bị xuất huyết, khó cầm máu.;
- Vàng da: Bilirubin không thể được phân hủy kịp thời và sẽ chảy đến tất cả các bộ phận của cơ thể theo máu;
- Gan bàn tay xuất hiện nốt ruồi nhện: Do gan không thể bất hoạt hiệu quả estrogen, kích thích các mao mạch của da;
- Quầng thâm và chloasma: Độc tố không phân hủy kịp sẽ theo máu lên bề mặt da, gây lắng đọng hắc tố.