Trái tim được ví như động cơ của cơ thể con người, nhịp đập của tim thúc đẩy dòng chảy của máu, giúp lưu thông để nuôi cơ thể. Nếu mạch máu xơ vữa thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gián tiếp gây ra nhồi máu cơ tim.Nhồi máu cơ tim sẽ có những biểu hiện rõ ràng trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến chức năng của tim, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn phải chú ý đến 5 dấu hiệu sau.1. Tức ngực và đau ngực: Đau ngực là triệu chứng xuất hiện sớm nhất ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, đồng thời cũng là triệu chứng thường gặp nhất. Những con đau ngực này nghiêm trọng và kéo dài, có lúc tới cả vài tiếng đồng hồ, giảm đau không có tác dụng.Lưu ý rằng cơn đau tức ngực cũng sẽ lan xuống cánh tay trái và vai trái, lúc này người bệnh thường có biểu hiện bứt rứt, vã mồ hôi, thậm chí có cảm giác sợ hãi. Trong những trường hợp này, bạn phải đi khám và điều trị kịp thời, không thể trì hoãn thêm.2. Đột nhiên đau tức ngực về đêm: Việc đột ngột xuất hiện những cơn đau quặn vùng trước tim khi đang nghỉ ngơi hoặc đang ngủ vào ban đêm cũng là một dấu hiệu báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim đang khởi phát và cần hết sức lưu ý.3. Huyết áp giảm nhanh, đột ngột: Khi sắp bị nhồi máu cơ tim, trước tiên lưu lượng máu đến động mạch vành sẽ bị giảm, dẫn đến lượng máu cung cấp cho tim không đủ, làm cho chức năng tim bị suy giảm, chức năng bơm máu không hoạt động tốt tạo ra hiện tượng huyết áp giảm đột ngột và nhanh chóng.Nếu cơn đau thuyên giảm, huyết áp tâm thu của bệnh nhân nhồi máu cơ tim thấp hơn 80 mmHg và sẽ có biểu hiện bứt rứt, da nhợt nhạt, sần sùi khi chạm vào, đổ mồ hôi nhiều, phản ứng chậm, giảm lượng nước tiểu và thậm chí ngất đi. Trường hợp này phải lập tức đến bệnh viện ngay để cứu chữa.4. Buồn nôn và nôn mửa, cảm thấy đặc biệt mệt mỏi: Một số bệnh nhân nhồi máu cơ tim có các triệu chứng nhẹ trong giai đoạn đầu, có thể chỉ cảm thấy yếu ớt, hồi hộp, tức ngực hoặc lo lắng... nhưng các triệu chứng này không thể thuyên giảm khi đã nghỉ ngơi.Một số người còn có các triệu chứng về đường tiêu hóa như buồn nôn và nôn, đau bụng trên,… Nguyên nhân là do người bệnh bị hoại tử dây thần kinh phế vị, do cơ tim bị kích thích, cung lượng tim giảm sẽ dẫn đến không đủ tưới máu cơ tim, gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa.5. Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là một biến chứng thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim, nếu bệnh nhân mắc bệnh mạch vành bị rối loạn nhịp tim đột ngột như cảm thấy nhịp tim bất ổn, khó kiểm soát thậm chí là đau tức ngực thì phải đặc biệt chú ý.Khoảng 75% -95% bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ bị rối loạn nhịp tim 1-2 tuần trước khi khởi phát. Đồng thời có thể bị mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Cũng có 32% -48% bệnh nhân sẽ bị suy tim, nói chung là suy tim trái. Người bệnh cần chú ý đến tín hiệu do cơ thể gửi đến, đi khám ngay khi có thể để đảm bảo sức khỏe và an toàn của bản thân.Mời quý độc giả xem video: Chữa di chứng cho bệnh nhân nhồi máu não. Nguồn: Sức khỏe Đời sống.
Trái tim được ví như động cơ của cơ thể con người, nhịp đập của tim thúc đẩy dòng chảy của máu, giúp lưu thông để nuôi cơ thể. Nếu mạch máu xơ vữa thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gián tiếp gây ra nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim sẽ có những biểu hiện rõ ràng trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến chức năng của tim, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn phải chú ý đến 5 dấu hiệu sau.
1. Tức ngực và đau ngực: Đau ngực là triệu chứng xuất hiện sớm nhất ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, đồng thời cũng là triệu chứng thường gặp nhất. Những con đau ngực này nghiêm trọng và kéo dài, có lúc tới cả vài tiếng đồng hồ, giảm đau không có tác dụng.
Lưu ý rằng cơn đau tức ngực cũng sẽ lan xuống cánh tay trái và vai trái, lúc này người bệnh thường có biểu hiện bứt rứt, vã mồ hôi, thậm chí có cảm giác sợ hãi. Trong những trường hợp này, bạn phải đi khám và điều trị kịp thời, không thể trì hoãn thêm.
2. Đột nhiên đau tức ngực về đêm: Việc đột ngột xuất hiện những cơn đau quặn vùng trước tim khi đang nghỉ ngơi hoặc đang ngủ vào ban đêm cũng là một dấu hiệu báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim đang khởi phát và cần hết sức lưu ý.
3. Huyết áp giảm nhanh, đột ngột: Khi sắp bị nhồi máu cơ tim, trước tiên lưu lượng máu đến động mạch vành sẽ bị giảm, dẫn đến lượng máu cung cấp cho tim không đủ, làm cho chức năng tim bị suy giảm, chức năng bơm máu không hoạt động tốt tạo ra hiện tượng huyết áp giảm đột ngột và nhanh chóng.
Nếu cơn đau thuyên giảm, huyết áp tâm thu của bệnh nhân nhồi máu cơ tim thấp hơn 80 mmHg và sẽ có biểu hiện bứt rứt, da nhợt nhạt, sần sùi khi chạm vào, đổ mồ hôi nhiều, phản ứng chậm, giảm lượng nước tiểu và thậm chí ngất đi. Trường hợp này phải lập tức đến bệnh viện ngay để cứu chữa.
4. Buồn nôn và nôn mửa, cảm thấy đặc biệt mệt mỏi: Một số bệnh nhân nhồi máu cơ tim có các triệu chứng nhẹ trong giai đoạn đầu, có thể chỉ cảm thấy yếu ớt, hồi hộp, tức ngực hoặc lo lắng... nhưng các triệu chứng này không thể thuyên giảm khi đã nghỉ ngơi.
Một số người còn có các triệu chứng về đường tiêu hóa như buồn nôn và nôn, đau bụng trên,… Nguyên nhân là do người bệnh bị hoại tử dây thần kinh phế vị, do cơ tim bị kích thích, cung lượng tim giảm sẽ dẫn đến không đủ tưới máu cơ tim, gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa.
5. Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là một biến chứng thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim, nếu bệnh nhân mắc bệnh mạch vành bị rối loạn nhịp tim đột ngột như cảm thấy nhịp tim bất ổn, khó kiểm soát thậm chí là đau tức ngực thì phải đặc biệt chú ý.
Khoảng 75% -95% bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ bị rối loạn nhịp tim 1-2 tuần trước khi khởi phát. Đồng thời có thể bị mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Cũng có 32% -48% bệnh nhân sẽ bị suy tim, nói chung là suy tim trái. Người bệnh cần chú ý đến tín hiệu do cơ thể gửi đến, đi khám ngay khi có thể để đảm bảo sức khỏe và an toàn của bản thân.