Tư thế cánh cung (Dhanurasana). Tư thế yoga này chữa táo bón và khó thở. Nó còn có tác dụng giảm triệu chứng đau lưng, căng thẳng và khó chịu do "ngày đèn đỏ" gây ra.Trong quá trình tập, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống bụng, giúp kích thích các cơ quan vùng bụng cùng hoạt động. Sự biến đổi này sẽ giúp điều hòa lượng máu lưu thông tới tử cung, chữa đau bụng kinh nhanh chóng.Bạn nằm úp xuống mặt sàn, tay nắm 2 chân, đầu ngẩng cao để kéo căng toàn thân, đặc biệt là mắt cá, đùi, háng, bụng, ngực, cổ và mông. Hãy cố gắng thở đều, giữ tư thế trong 15-20 giây trước khi thả lỏng.Chú ý: Không thực hiện động tác này nếu bạn bị đau cổ, lưng, huyết áp cao hay vừa phẫu thuật vùng bụng.Tư thế con lạc đà (Ustrasana). Không chỉ giúp kéo căng các cơ phần trước cơ thể, tư thế lạc đà còn giúp nàng giải tỏa cảm giác khó chịu khi "đến ngày", giảm đau bụng kinh. Tư thế này tạo điều kiện cải thiện lưu lượng máu tới tử cung.Thực hiện: Quỳ chân xuống sàn, lưng thẳng đứng, rồi dần ngả người ra sau. Hai tay chạm gót, đầu ngửa sâu. Giữ tư thế này trong 15 giây.Tư thế con cá (Matsyasana). Tương tự như Dhanurasana, tư thế con cá rất hữu ích để giải tỏa mệt mỏi, đau do "ngày đèn đỏ". Đặc biệt, nó giúp cơ thể bạn trở nên êm dịu tự nhiên, thay vì căng các cơ.Tư thế con cá được cho là kích thích dạ dày hoạt động, cùng hệ tiêu hóa chống táo bón, triệu chứng ợ nóng, ợ chua hay a-xít trào ngược.Thực hiện: Ngồi duỗi thẳng chân trên mặt sàn, hai tay đặt song song và ngả người dần về phía sau. Đầu ngửa sâu chạm đất, lưng uốn cong trong khi khuỷu tay làm điểm tựa. Giữ tư thế này trong 15 giây, rồi ngả hẳn lưng xuống sàn.Tư thế chiếc cầu - Bandhasana Setu. Tư thế này giúp tăng cường cơ lưng, làm giảm đau mỏi lưng ngay lập tức, giúp bạn kéo căng ngực, cổ và cột sống và giúp làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và đau bụng kinh.Thực hiện: Nằm trên sàn với đầu gối cong và tạo thành một góc vuông. Đặt cánh tay ở hai bên, lòng bàn tay úp xuống. Thở ra, sau đó nhấn chân vào sàn khi bạn nâng hông.Nắm tay dưới lưng và cánh tay nhấn xuống, nâng hông cho đến khi đùi song song với sàn nhà, nâng ngực về phía cằm. Giữ trong 1 phút. Để thực hiện động tác một cách dễ hơn, bạn có thể đặt một chồng gối bên dưới xương cụt.
Tư thế cánh cung (Dhanurasana). Tư thế yoga này chữa táo bón và khó thở. Nó còn có tác dụng giảm triệu chứng đau lưng, căng thẳng và khó chịu do "ngày đèn đỏ" gây ra.
Trong quá trình tập, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống bụng, giúp kích thích các cơ quan vùng bụng cùng hoạt động. Sự biến đổi này sẽ giúp điều hòa lượng máu lưu thông tới tử cung, chữa đau bụng kinh nhanh chóng.
Bạn nằm úp xuống mặt sàn, tay nắm 2 chân, đầu ngẩng cao để kéo căng toàn thân, đặc biệt là mắt cá, đùi, háng, bụng, ngực, cổ và mông. Hãy cố gắng thở đều, giữ tư thế trong 15-20 giây trước khi thả lỏng.
Chú ý: Không thực hiện động tác này nếu bạn bị đau cổ, lưng, huyết áp cao hay vừa phẫu thuật vùng bụng.
Tư thế con lạc đà (Ustrasana). Không chỉ giúp kéo căng các cơ phần trước cơ thể, tư thế lạc đà còn giúp nàng giải tỏa cảm giác khó chịu khi "đến ngày", giảm đau bụng kinh. Tư thế này tạo điều kiện cải thiện lưu lượng máu tới tử cung.
Thực hiện: Quỳ chân xuống sàn, lưng thẳng đứng, rồi dần ngả người ra sau. Hai tay chạm gót, đầu ngửa sâu. Giữ tư thế này trong 15 giây.
Tư thế con cá (Matsyasana). Tương tự như Dhanurasana, tư thế con cá rất hữu ích để giải tỏa mệt mỏi, đau do "ngày đèn đỏ". Đặc biệt, nó giúp cơ thể bạn trở nên êm dịu tự nhiên, thay vì căng các cơ.
Tư thế con cá được cho là kích thích dạ dày hoạt động, cùng hệ tiêu hóa chống táo bón, triệu chứng ợ nóng, ợ chua hay a-xít trào ngược.
Thực hiện: Ngồi duỗi thẳng chân trên mặt sàn, hai tay đặt song song và ngả người dần về phía sau. Đầu ngửa sâu chạm đất, lưng uốn cong trong khi khuỷu tay làm điểm tựa. Giữ tư thế này trong 15 giây, rồi ngả hẳn lưng xuống sàn.
Tư thế chiếc cầu - Bandhasana Setu. Tư thế này giúp tăng cường cơ lưng, làm giảm đau mỏi lưng ngay lập tức, giúp bạn kéo căng ngực, cổ và cột sống và giúp làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và đau bụng kinh.
Thực hiện: Nằm trên sàn với đầu gối cong và tạo thành một góc vuông. Đặt cánh tay ở hai bên, lòng bàn tay úp xuống. Thở ra, sau đó nhấn chân vào sàn khi bạn nâng hông.
Nắm tay dưới lưng và cánh tay nhấn xuống, nâng hông cho đến khi đùi song song với sàn nhà, nâng ngực về phía cằm. Giữ trong 1 phút. Để thực hiện động tác một cách dễ hơn, bạn có thể đặt một chồng gối bên dưới xương cụt.