1. Bật đèn khi ngủ
Đa số các bà mẹ bỉm sữa có thói quen bật đèn ngủ cho trẻ sơ sinh bởi suy nghĩ bé dễ vào giấc mà mẹ lại thuận tiện hơn cho việc chăm con vào ban đêm.
Tuy nhiên, việc này lại ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và bất lợi cho sức khỏe của bé. Nguyên nhân là do khi ngủ, cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng, nhất là hormone tăng chiều cao. Việc lạm dụng đèn khiến giấc ngủ của bé không sâu, ngăn cản bài tiết hormone, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của trẻ sơ sinh.
|
Bật đèn khi ngủ khiến trẻ thấp còi và có nguy cơ bị cận thị cao. (Ảnh minh họa) |
Ngoài ra, việc ngủ dưới ánh đèn khiến cơ mi hoạt động không ngừng nghỉ. Trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh mắt chưa phát triển hoàn thiện sẽ gặp vấn đề về võng mạc và hạn chế tầm nhìn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, đèn ngủ càng sáng càng làm tăng khả năng cận thị của trẻ nhỏ.
Vậy làm thế nào để vừa tắt đèn ngủ mà vẫn tiện cho con, an toàn cho trẻ? Xin mách mẹ vài mẹo:
- Với trẻ sợ bóng tối: Yêu cầu gia đình không được dùng không khí tối đen của ban đêm để khủng bố đe dọa trẻ. Đối với những bé đã sợ bóng tối, giải pháp là hãy cùng đi dạo buổi tối với con, nói với bé rằng buổi đêm rất đẹp và thanh bình. Khi trẻ ngủ nên cho bé ôm những đồ vật, gấu bông yêu thích. Đòng thời gạt bỏ hết những vật có thể biến thành hình thù kỳ lạ, đáng sợ khi tắt đèn.
- Nếu cha mẹ và con ngủ cùng một phòng: Hạn chế đừng để ánh sáng chiếu thẳng vào mắt con. Cố gắng chỉ sử dụng một chiếc đèn bàn nhỏ và có khu vực sáng chỉ xung quanh chỗ bố mẹ cần nhìn.
- Sau khi con chào đời mẹ phải ngay lập tức thiết lập thói quen ngủ trong bóng tối: Ban đêm, ngoài việc cho ăn, thay tã cần phải bật đèn thì khi con khóc tuyệt đối không nên bật đèn. Nếu bé khóc trong đêm, hay sợ bóng tối, mẹ có thể bế con, dùng vòng tay ôm ấp để trấn an chứ không nên dùng đèn để trấn an con.
2. Đi ngủ luôn sau khi ăn
Mẹ nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi, đặc biệt là khung giờ ăn khoa học của trẻ.
Việc ăn quá no trước giờ đi ngủ sẽ không mang lại lợi ích như mong muốn. Bởi khi ăn no, trẻ sẽ bị đầy bụng, khó tiêu gây cảm giác khó chịu ngủ không ngon giấc.
Thói quen này cũng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và chiều cao chậm phát triển. Mẹ nên chú ý bởi không phải cứ cho bé ăn nhiều là tốt, mà phải ăn theo phương pháp khoa học giảm gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
3. Nhiệt độ phòng quá thấp hoặc quá cao
Ngoài chế độ dinh dưỡng thì chất lượng giấc ngủ cũng là vấn đề mẹ nên chú ý. Đặc biệt là điều chỉnh nhiệt độ phòng vào ban đêm làm sao để bé có giấc ngủ sâu và thoải mái.
Ban đêm nhiệt độ thường thấp hơn ban ngày, mẹ nên chú ý cho con mặc quần áo phù hợp. Bởi nếu trẻ ngủ trong tình trạng không đủ ấm hoặc quá nóng sẽ rất dễ bị bệnh, sức đề kháng giảm và hạn chế phát triển chiều cao.
4. Thức khuya
Trẻ từ lớp 1 đến lớp 5 là đối tượng có nguy cơ thức khuya vào ban đêm vì phải hoàn thành lượng bài tập về nhà. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng thời gian từ 10 giờ đêm – 1 giờ sáng hôm sau là lúc trẻ ngủ say nhất, đây cũng là thời điểm bài tiết hormone tăng trưởng, trẻ thức khuya khiến thời gian ngủ ngắn, khó thức dậy vào sáng hôm sau và thấp còi.
Trong trường hợp bé chưa ngủ hoặc ngủ chưa say, hormone này không thể hoạt động hết công suất khiến bé không cao lớn.