4 sai lầm khi ăn trứng gà bạn tuyệt đối không được mắc phải

Google News

Bạn cần phải thận trọng khi ăn trứng gà để không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn trứng với sữa đậu nành
Bạn tuyệt đối không nên ăn trứng gà với sữa đậu nành. 
Trong sữa đậu nành có chứa protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, khoáng chất… có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Sữa đậu nành còn chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người.
Nếu ăn trứng cùng với uống sữa đậu nành thì protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.
Ăn trứng còn sống
Ăn trứng chưa nấu chín ăn không những không vệ sinh, mà còn dễ nhiễm trùng và còn ít có dinh dưỡng. Trong trứng sống có chứa avidin, ảnh hưởng đến hấp thu biotin trong thức ăn, dễ gây ra triệu chứng thiếu biotin như mất cảm giác ngon miệng, toàn thân yếu ớt, đau cơ, viêm da, rụng lông mày.
Dùng cùng các loại thuốc chống viêm
Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thụ và tiêu hóa trong giai đoạn này.
Một số thức ăn không nên ăn cùng trứng gà
- Không nên ăn trứng gà cùng với thịt thỏ: Hai loại thức ăn này ăn cùng nhau sẽ sinh ra phản ứng, kích thích dạ dày, dẫn đến tiêu chảy.
- Không nên ăn trứng gà cùng với đường trắng: Một số người có thói quen ăn trứng gà chấm đường. Hai thức ăn này kết hợp với nhau không chỉ khiến cho cơ thế khó hấp thu mà còn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.
- Không nên ăn trứng gà với hồng: Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
Theo Bằng Lăng/Tieudung.vn

>> xem thêm

Bình luận(0)