Patbingsu (Hàn Quốc) - món đá bào mát lạnh nổi tiếng châu Á: Patbingsu khá phổ biến với giới trẻ Việt Nam trong một vài năm gần đây. Công thức Patbingsu truyền thống là sự kết hợp đơn giản giữa đá, đậu đỏ và trái cây tươi. Ngày nay, Patbingsu được “nâng cấp” với đủ loại topping như kẹo dẻo, cốm, chocolate, đôi khi rưới thêm sốt từ sữa đặc, kem tươi. Ảnh: @suefilm, @charlymodeuse.Ở Hà Nội, bạn có thể dễ dàng tìm thấy Patbingsu tại các cửa hàng cà phê, đồ ăn nhanh. Một số địa điểm cho bạn lựa chọn như Brobingsu (Bà Triệu), Okbingsul (Mipec Tower), Noble Moment (Hoàng Ngân)… Giá của món đá bào này khoảng 60.000-80.000 đồng/cốc. Ảnh: @cafoody.Kakigori (Nhật Bản): Đặc trưng của Kakigori là phần đá bào được lấy từ tuyết ở các vùng núi của Nhật. Tuy nhiên, với mức độ phổ biến rộng rãi hiện nay, người ta đã thay thế phần tuyết này bằng đá tinh khiết. Kakigori mang hương vị của các loại siro như dâu, nho, trà xanh với topping từ trái cây và kem tươi. Điểm đặc biệt của món ăn này là có một viên bánh nếp của Nhật rưới thêm sữa đặc. Ảnh: @thisgirlaboard, @huamaokakigori.Kakigori khá phổ biến ở Sài Gòn. Một vài địa chỉ có thể kể đến như Ye Nee Ya (Nguyễn Trãi), Remnant Coffee (Nguyễn Thị Thập), Shaved Ice (Thái Văn Lung). Nếu ở Hà Nội, bạn có thể tìm món đá bào này ở các quán bán patbingsu, chuỗi cà phê Aroi hoặc Hệ thống lẩu băng chuyền Kichi Kichi với mức giá 60.000-90.000 đồng/cốc. Ảnh: @is.issue.Icekachang (Singapore): Về cơ bản, Icekachang vẫn là sự kết hợp giữa đá bào và các loại siro. Tuy nhiên, phần topping hoa quả của Icekachang nhiều hơn hẳn so với các loại đá bào khác. Bạn có thể thưởng thức món đá bào của Singapore với phần topping kiwi, dâu tây, nho, xoài. Ngoài ra, đá bào rau má và đá bào chocolate cũng là những món đáng thử. Ảnh: Kai Leishman.Đá bào Singapore xuất hiện ở Việt Nam lần đầu tiên vào 4 năm trước tại Bình Dương. Hiện nay, bạn có thể thưởng thức món đá bào này ở một số quán tại Sài Gòn như Tea and Coffee (Trần Quốc Toản), Crazy Panda (Sư Vạn Hạnh), Sing Ice (Gò Vấp)… với mức giá 40.000-60.000 đồng/cốc. Ảnh: Đá Bào Singapore.Baobing (Trung Quốc): Điểm độc đáo của Baobing là được bổ sung thêm trân châu hoặc thạch giòn. Sốt ngoài sữa đặc, siro còn có thêm nước mía. Topping ăn kèm không chỉ có đậu đỏ mà có cả đậu xanh, khoai môn. Ảnh: @mellow_sulbing.So với ba món đá bào trên, Baobing của Trung Quốc có phần kém nổi trội hơn. Ờ Hà Nội, bạn có thể tìm thấy Baobing ở khu vực quận Hai Bà Trưng hoăc thử món đá bào mật trái cây rừng có vị tương tự ở hệ thống MNS Ice Snow tại Sài Gòn. Ảnh: @nunee_nina, @knr.tua.
Patbingsu (Hàn Quốc) - món đá bào mát lạnh nổi tiếng châu Á: Patbingsu khá phổ biến với giới trẻ Việt Nam trong một vài năm gần đây. Công thức Patbingsu truyền thống là sự kết hợp đơn giản giữa đá, đậu đỏ và trái cây tươi. Ngày nay, Patbingsu được “nâng cấp” với đủ loại topping như kẹo dẻo, cốm, chocolate, đôi khi rưới thêm sốt từ sữa đặc, kem tươi. Ảnh: @suefilm, @charlymodeuse.
Ở Hà Nội, bạn có thể dễ dàng tìm thấy Patbingsu tại các cửa hàng cà phê, đồ ăn nhanh. Một số địa điểm cho bạn lựa chọn như Brobingsu (Bà Triệu), Okbingsul (Mipec Tower), Noble Moment (Hoàng Ngân)… Giá của món đá bào này khoảng 60.000-80.000 đồng/cốc. Ảnh: @cafoody.
Kakigori (Nhật Bản): Đặc trưng của Kakigori là phần đá bào được lấy từ tuyết ở các vùng núi của Nhật. Tuy nhiên, với mức độ phổ biến rộng rãi hiện nay, người ta đã thay thế phần tuyết này bằng đá tinh khiết. Kakigori mang hương vị của các loại siro như dâu, nho, trà xanh với topping từ trái cây và kem tươi. Điểm đặc biệt của món ăn này là có một viên bánh nếp của Nhật rưới thêm sữa đặc. Ảnh: @thisgirlaboard, @huamaokakigori.
Kakigori khá phổ biến ở Sài Gòn. Một vài địa chỉ có thể kể đến như Ye Nee Ya (Nguyễn Trãi), Remnant Coffee (Nguyễn Thị Thập), Shaved Ice (Thái Văn Lung). Nếu ở Hà Nội, bạn có thể tìm món đá bào này ở các quán bán patbingsu, chuỗi cà phê Aroi hoặc Hệ thống lẩu băng chuyền Kichi Kichi với mức giá 60.000-90.000 đồng/cốc. Ảnh: @is.issue.
Icekachang (Singapore): Về cơ bản, Icekachang vẫn là sự kết hợp giữa đá bào và các loại siro. Tuy nhiên, phần topping hoa quả của Icekachang nhiều hơn hẳn so với các loại đá bào khác. Bạn có thể thưởng thức món đá bào của Singapore với phần topping kiwi, dâu tây, nho, xoài. Ngoài ra, đá bào rau má và đá bào chocolate cũng là những món đáng thử. Ảnh: Kai Leishman.
Đá bào Singapore xuất hiện ở Việt Nam lần đầu tiên vào 4 năm trước tại Bình Dương. Hiện nay, bạn có thể thưởng thức món đá bào này ở một số quán tại Sài Gòn như Tea and Coffee (Trần Quốc Toản), Crazy Panda (Sư Vạn Hạnh), Sing Ice (Gò Vấp)… với mức giá 40.000-60.000 đồng/cốc. Ảnh: Đá Bào Singapore.
Baobing (Trung Quốc): Điểm độc đáo của Baobing là được bổ sung thêm trân châu hoặc thạch giòn. Sốt ngoài sữa đặc, siro còn có thêm nước mía. Topping ăn kèm không chỉ có đậu đỏ mà có cả đậu xanh, khoai môn. Ảnh: @mellow_sulbing.
So với ba món đá bào trên, Baobing của Trung Quốc có phần kém nổi trội hơn. Ờ Hà Nội, bạn có thể tìm thấy Baobing ở khu vực quận Hai Bà Trưng hoăc thử món đá bào mật trái cây rừng có vị tương tự ở hệ thống MNS Ice Snow tại Sài Gòn. Ảnh: @nunee_nina, @knr.tua.