Tác hại khi ăn giá đỗ ủ hóa chất. Như đã nói trên, giá đỗ là loại thực phẩm không chỉ bổ dưỡng mà còn thanh nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, hiên nay, giá đỗ được bán trên thị trường chủ yếu thường có thân rất mập, trắng, không có rễ và rất đẹp mắt.Để có những cọng giá đỗ đẹp mắt như vậy, một số người chuyên sản xuất giá thường sử dụng một loại hóa chất tưới để thúc giá đỗ lớn nhanh, mập mạp mà không hề có rễ dài. Loại hóa chất “thúc” giá đỗ lớn nhanh là một loại hóa chất mà giới chuyên môn cảnh báo đó là một loại hoóc môn thực vật, sử dụng bừa bãi có hại cho người tiêu dùng. Loại thuốc này đã xuất hiện vài năm gần đây tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, được các đầu nậu sử dụng phổ biến để kích thích giá đỗ phát triển nhanh.Chia sẻ trên báo Chất lượng Việt Nam, PGS-TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm (Hội KHKT an toàn thực phẩm Việt Nam) khẳng định rằng, loại hóa chất “thúc” giá đỗ lớn nhanh không nằm trong danh mục thuốc BVTV (bảo vệ thực vật) được phép lưu hành tại Việt Nam.Thuốc BVTV này có chứa nguyên tố Clo (như monito, DDT, 2,4 D...) đã bị cấm sử dụng do chứa hàm lượng độc tố cao, bền vững trong môi trường (có những loại hợp chất phải trên 15 năm mới bị phân huỷ hết trong điều kiện tự nhiên).Khi phun cho rau quả chúng sẽ tạo thành hợp chất Perexit rất độc hại cho người sử dụng vì nó không có mùi, không vị nên rất khó phát hiện. Ngoài ra các hợp chất của thuốc BVTV này còn chứa phospho (hợp chất lân hữu cơ) rất độc hại với hệ thần kinh và cơ quan nội tạng của động vật và con người.Khi người tiêu dùng ăn phải các loại rau có chứa các hoá chất độc hại này thì cơ thể không có khả năng đào thải ra ngoài qua đường tiêu hoá mà các hoá chất này sẽ được tích luỹ dần trong các mô mỡ, gan và tuỷ sống… gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm trên con người như đãng trí, giảm thị lực và sức đề kháng...Phân biệt giá đỗ ngậm hóa chất độc hại và giá đỗ sạch. Về kích thước và hình dạng. Loại giá đỗ sạch không tẩm hóa chất thường chỉ ngắn bằng một nửa loại giá dùng nguyên liệu và ngâm hóa chất. Trong khi đó, giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn. Loại giá không hóa chất gầy hơn, sợi giá khó gãy hơn và trông có vẻ không được bắt mắt.Rễ, lá và màu sắc. Giá sạch thường có rễ rất dài và lá mầm nhú màu vàng, màu xanh. Ngược lại, giá đỗ tắm ướp hóa chất kích thích tăng trưởng không có rễ, rễ rất ngắn, chỉ có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau.Màu sắc giá. Giá thường có màu trắng nhạt, màu sữa. Còn giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt nhìn rất kích thích.Khi nấu. Khi xào nấu, giá chứa hóa chất ra nước nhiều, và khi ăn thường không có mùi thơm của đậu. Khi xào giá sạch thường không ra nước và khi ăn có vị thơm của đậu.
Tác hại khi ăn giá đỗ ủ hóa chất. Như đã nói trên, giá đỗ là loại thực phẩm không chỉ bổ dưỡng mà còn thanh nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, hiên nay, giá đỗ được bán trên thị trường chủ yếu thường có thân rất mập, trắng, không có rễ và rất đẹp mắt.
Để có những cọng giá đỗ đẹp mắt như vậy, một số người chuyên sản xuất giá thường sử dụng một loại hóa chất tưới để thúc giá đỗ lớn nhanh, mập mạp mà không hề có rễ dài. Loại hóa chất “thúc” giá đỗ lớn nhanh là một loại hóa chất mà giới chuyên môn cảnh báo đó là một loại hoóc môn thực vật, sử dụng bừa bãi có hại cho người tiêu dùng. Loại thuốc này đã xuất hiện vài năm gần đây tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, được các đầu nậu sử dụng phổ biến để kích thích giá đỗ phát triển nhanh.
Chia sẻ trên báo Chất lượng Việt Nam, PGS-TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm (Hội KHKT an toàn thực phẩm Việt Nam) khẳng định rằng, loại hóa chất “thúc” giá đỗ lớn nhanh không nằm trong danh mục thuốc BVTV (bảo vệ thực vật) được phép lưu hành tại Việt Nam.
Thuốc BVTV này có chứa nguyên tố Clo (như monito, DDT, 2,4 D...) đã bị cấm sử dụng do chứa hàm lượng độc tố cao, bền vững trong môi trường (có những loại hợp chất phải trên 15 năm mới bị phân huỷ hết trong điều kiện tự nhiên).
Khi phun cho rau quả chúng sẽ tạo thành hợp chất Perexit rất độc hại cho người sử dụng vì nó không có mùi, không vị nên rất khó phát hiện. Ngoài ra các hợp chất của thuốc BVTV này còn chứa phospho (hợp chất lân hữu cơ) rất độc hại với hệ thần kinh và cơ quan nội tạng của động vật và con người.
Khi người tiêu dùng ăn phải các loại rau có chứa các hoá chất độc hại này thì cơ thể không có khả năng đào thải ra ngoài qua đường tiêu hoá mà các hoá chất này sẽ được tích luỹ dần trong các mô mỡ, gan và tuỷ sống… gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm trên con người như đãng trí, giảm thị lực và sức đề kháng...
Phân biệt giá đỗ ngậm hóa chất độc hại và giá đỗ sạch. Về kích thước và hình dạng. Loại giá đỗ sạch không tẩm hóa chất thường chỉ ngắn bằng một nửa loại giá dùng nguyên liệu và ngâm hóa chất. Trong khi đó, giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn. Loại giá không hóa chất gầy hơn, sợi giá khó gãy hơn và trông có vẻ không được bắt mắt.
Rễ, lá và màu sắc. Giá sạch thường có rễ rất dài và lá mầm nhú màu vàng, màu xanh. Ngược lại, giá đỗ tắm ướp hóa chất kích thích tăng trưởng không có rễ, rễ rất ngắn, chỉ có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau.
Màu sắc giá. Giá thường có màu trắng nhạt, màu sữa. Còn giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt nhìn rất kích thích.
Khi nấu. Khi xào nấu, giá chứa hóa chất ra nước nhiều, và khi ăn thường không có mùi thơm của đậu. Khi xào giá sạch thường không ra nước và khi ăn có vị thơm của đậu.