Gừng
Những củ gừng để lâu ngày thừng xuất hiện mầm cây, nhưng nhiều gia đình vẫn tiếp tục sử dụng. Điều này làm giảm giá trị dinh dưỡng mùi vị của gừng. Ngoài ra, nếu gừng đã bị mốc hỏng, thì cả những phần xung quanh chỗ hỏng cũng không nên sử dụng nữa.
Bởi vì, gừng mốc hỏng sẽ sinh ra độc tố safrole (một chất thuộc nhóm có thể gây ung thư 2B) làm thoái hóa tế bào gan, hoại tử, thậm chí dẫn đến ung thư gan.
Khoai môn
Trong thành phần của khoai môn có nhiều tin bột, chất dinh dưỡng và vitamin, Khi khoai tây mọc mầm, chỉ là khi sử dụng người ta cắt bỏ phần thân và lá.
|
Khoai tây mọc mầm rất độc. |
Nhưng nếu lại mọc mầm lần nữa thì các chất dinh dưỡng trong nó ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, chưa nói đến hương vị cũng đã biến chất. Vì vậy, bạn không nên ăn khi khoai môn đã nảy mầm.
Khoai tây
Khi khoai tây có dấu hiệu mọc mầm nó sẽ sinh ra một chất rất độc gọi là solanine, độc cho sức khỏe con người, vượt xa tiêu chuẩn an toàn cho phép. Các cách chế biến bình thường không thể phá hủy được chất độc này, kể cả cắt bỏ những chỗ xanh cũng không chắc đã hết độc tố.
Chất solanine không chỉ có tính ăn mòn khá mạnh đối với dạ dày, còn có tác dụng tán huyết và tê liệt trung khu thần kinh, khi ăn những loại khoai tyaa này có nguy cơ gây ngộ độc thậm chí tử vong rất cao.
|
Gừng mọc mầm mất dinh dưỡng. |
Khoai lang
Khi khoai lang có dấu hiệu mọc mầm không sản sinh ra chất gây ngộ độc nhưng lại có nhiều nấm mốc khiến vi khuẩn sinh sôi, khiến cho người ăn dễ rước bệnh vào người.
Vì vậy, nếu như trên vỏ khoai lang có những đốm nâu hoặc đen, đó là hiện tượng bị nhiễm bệnh đốm đen. Bệnh đốm đen sẽ sinh ra một số độc tố ipomeamarone, một chất khiến khoai có vị đắng nên hãy vứt nó đi không sử dụng nữa.