1. Hoa xuyến chi. Trong Đông y, hoa xuyến chi còn được gọi là đơn kim thảo, nó có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu tụ. Chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ảnh: danviet.vn.Rắn cắn, mề đay, nổi mẩn, bị thương, lở trĩ: Lá đơn kim thảo 10g, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ đau hoặc vết thương. Ảnh: chuatrimedaymanngua.com.Viêm họng, viêm thanh quản: Đơn kim thảo lấy cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15g. Sắc với 700ml nước lấy 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Sắc uống ngày một thang. Ảnh: chuyenkhoataimuihong.com.Chấn thương phần mềm, tụ máu đau nhức: Đơn kim thảo cả lá và hoa, lá cây đại, 2 loại thảo dược lấy cùng một lượng bằng nhau, giã nát, băng đắp vào chỗ đau, thực hiện ngày 1-3 lần. Khi máu tụ tan, hết đau nhức thì ngừng đắp thuốc. Ảnh: Songkhoe.vn.Đau răng, sâu răng: Đơn kim thảo cả hoa và lá, giã nát với một ít muối trắng. Viên thành viên nhỏ, nhét vào chỗ đau răng hoặc sâu răng. Ảnh: kienthucnhakhoa.edu.vn.Trẻ sốt cao: Đơn kim thảo hoa và lá 20g, sài đất 20g, giã nát vắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2-3 lần, còn bã thuốc đắp lòng bàn chân cho trẻ. Ảnh: Songkhoe.vn.2. Hoa bồ công anh có vị ngọt hơi đắng, tính bình hơi hàn làm cho mát huyết, giải nhiệt, tán sưng tiêu ung, trị đinh nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, nhiễm trùng đường tiểu, amidal viêm cấp tính... Nói chung cả hoa, lá và rễ bồ công anh đều có tác dụng tương đương. Ảnh: tinmoi.vn.Chữa sưng vú, tắc tia sữa: 20-40g lá tươi, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ vú sưng đau, ngày 1- 2 lần. Hoặc Bồ công anh 120g, Sài đất 80g, lá Quýt hôi 40g, nước 60ml sắc còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và tối. Ảnh: giadinh.net.vn.Chữa đau dạ dày: Bồ công anh 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm 10g, nước 300ml, đun sôi 15 phút, thêm chút đường đủ ngọt, uống 1 ngày 1 thang. Uống đợt 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp, uống đến khi khỏi bệnh. Ảnh: GastimunHP.vn.Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40g, lá Khôi, Nghệ vàng 20g, Mai mực 10g, Cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang. Ảnh: bacsydaday.com.Mắt đau sưng đỏ: Bồ công anh 40g, Dành dành 12g. Sắc uống ngày một thang. Ảnh: bammimat.net.Mụn nhọt: Bồ công anh 40g, Bèo cái 50g, Sài đất 20g. Sắc uống ngày một thang. Ảnh: zing.vn.3. Hoa ti gôn. Các nghiên cứu cho thấy cây hoa ti gôn có các đặc tính như giảm đau, chống viêm. Ảnh: hoasaigon.com.vn.Dùng cây hoa ti gôn như một loại trà thảo dược để chống viêm, giảm đau, chống lạnh, chứng bệnh ho, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường bằng cách dùng hàng ngày như trà. Ảnh: vietnamnet.vn.Người ta lấy phần thân bỏ rễ cây đem phơi hoặc sấy khô. Dùng 5g hãm với nước đun sôi (50ml) uống trong vòng cho 6h đồng hồ để chữa các chứng bệnh kể trên. Ảnh: phanbonhieugiang.com.4. Hoa thiên lý. Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm... được xem như vị thuốc bổ dưỡng giúp hỗ trợ điều trị rất tốt trong những trường hợp sau đây.Tốt cho người bị trĩ, sa dạ con: Người phụ nữ mang thai bị trĩ cũng có thể dùng hoa thiên lý để trị bệnh mà không phải lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Có thể dùng lá thiên lý giã đắp trực tiếp vào chỗ bị trĩ, kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá thiên lý tươi, hoặc nấu canh ăn trực tiếp. Ảnh:ihph.org.Tốt cho người bị vô sinh: Chất kẽm trong hoa thiên lý có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với chì. Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ thông từ 20g đến 30g (100-200g tươi). Ảnh: conlatatca.vn.Giúp hỗ trợ giảm cân: Trong hoa thiên lí chứa một lượng lớn chất xơ và chất diệp lục của cây giúp cơ thể dễ dàng trao đổi chất hơn, từ đó làm việc hấp thụ chất béo của cơ thể từ lượng thức ăn hàng ngày, đồng thời gây cảm giác mau no, bạn sẽ dừng bữa ăn của mình sớm hơn mọi ngày. Ảnh: cfyc.com.vn. (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).
1. Hoa xuyến chi. Trong Đông y, hoa xuyến chi còn được gọi là đơn kim thảo, nó có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu tụ. Chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ảnh: danviet.vn.
Rắn cắn, mề đay, nổi mẩn, bị thương, lở trĩ: Lá đơn kim thảo 10g, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ đau hoặc vết thương. Ảnh: chuatrimedaymanngua.com.
Viêm họng, viêm thanh quản: Đơn kim thảo lấy cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15g. Sắc với 700ml nước lấy 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Sắc uống ngày một thang. Ảnh: chuyenkhoataimuihong.com.
Chấn thương phần mềm, tụ máu đau nhức: Đơn kim thảo cả lá và hoa, lá cây đại, 2 loại thảo dược lấy cùng một lượng bằng nhau, giã nát, băng đắp vào chỗ đau, thực hiện ngày 1-3 lần. Khi máu tụ tan, hết đau nhức thì ngừng đắp thuốc. Ảnh: Songkhoe.vn.
Đau răng, sâu răng: Đơn kim thảo cả hoa và lá, giã nát với một ít muối trắng. Viên thành viên nhỏ, nhét vào chỗ đau răng hoặc sâu răng. Ảnh: kienthucnhakhoa.edu.vn.
Trẻ sốt cao: Đơn kim thảo hoa và lá 20g, sài đất 20g, giã nát vắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2-3 lần, còn bã thuốc đắp lòng bàn chân cho trẻ. Ảnh: Songkhoe.vn.
2. Hoa bồ công anh có vị ngọt hơi đắng, tính bình hơi hàn làm cho mát huyết, giải nhiệt, tán sưng tiêu ung, trị đinh nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, nhiễm trùng đường tiểu, amidal viêm cấp tính... Nói chung cả hoa, lá và rễ bồ công anh đều có tác dụng tương đương. Ảnh: tinmoi.vn.
Chữa sưng vú, tắc tia sữa: 20-40g lá tươi, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ vú sưng đau, ngày 1- 2 lần. Hoặc Bồ công anh 120g, Sài đất 80g, lá Quýt hôi 40g, nước 60ml sắc còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và tối. Ảnh: giadinh.net.vn.
Chữa đau dạ dày: Bồ công anh 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm 10g, nước 300ml, đun sôi 15 phút, thêm chút đường đủ ngọt, uống 1 ngày 1 thang. Uống đợt 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp, uống đến khi khỏi bệnh. Ảnh: GastimunHP.vn.
Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40g, lá Khôi, Nghệ vàng 20g, Mai mực 10g, Cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang. Ảnh: bacsydaday.com.
Mắt đau sưng đỏ: Bồ công anh 40g, Dành dành 12g. Sắc uống ngày một thang. Ảnh: bammimat.net.
Mụn nhọt: Bồ công anh 40g, Bèo cái 50g, Sài đất 20g. Sắc uống ngày một thang. Ảnh: zing.vn.
3. Hoa ti gôn. Các nghiên cứu cho thấy cây hoa ti gôn có các đặc tính như giảm đau, chống viêm. Ảnh: hoasaigon.com.vn.
Dùng cây hoa ti gôn như một loại trà thảo dược để chống viêm, giảm đau, chống lạnh, chứng bệnh ho, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường bằng cách dùng hàng ngày như trà. Ảnh: vietnamnet.vn.
Người ta lấy phần thân bỏ rễ cây đem phơi hoặc sấy khô. Dùng 5g hãm với nước đun sôi (50ml) uống trong vòng cho 6h đồng hồ để chữa các chứng bệnh kể trên. Ảnh: phanbonhieugiang.com.
4. Hoa thiên lý. Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm... được xem như vị thuốc bổ dưỡng giúp hỗ trợ điều trị rất tốt trong những trường hợp sau đây.
Tốt cho người bị trĩ, sa dạ con: Người phụ nữ mang thai bị trĩ cũng có thể dùng hoa thiên lý để trị bệnh mà không phải lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Có thể dùng lá thiên lý giã đắp trực tiếp vào chỗ bị trĩ, kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá thiên lý tươi, hoặc nấu canh ăn trực tiếp. Ảnh:ihph.org.
Tốt cho người bị vô sinh: Chất kẽm trong hoa thiên lý có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với chì. Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ thông từ 20g đến 30g (100-200g tươi). Ảnh: conlatatca.vn.
Giúp hỗ trợ giảm cân: Trong hoa thiên lí chứa một lượng lớn chất xơ và chất diệp lục của cây giúp cơ thể dễ dàng trao đổi chất hơn, từ đó làm việc hấp thụ chất béo của cơ thể từ lượng thức ăn hàng ngày, đồng thời gây cảm giác mau no, bạn sẽ dừng bữa ăn của mình sớm hơn mọi ngày. Ảnh: cfyc.com.vn. (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).