Mới đây, trên trang facebook, 1 nam bệnh nhân đi mổ dạ dày chia sẻ: “Nằm viện 5 ngày, phòng có 27 giường bệnh, mỗi giường có 2 bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm, trung bình mỗi ngày phát hiên 2 bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư dạ dày hoặc đại tràng. Tỉ lệ là 1/27, sợ quá”.
Chia sẻ trên của nam bệnh nhân khiến nhiều sửng sốt. Đây cũng là mối quan ngại của nhiều người trước tình trạng các bệnh về ung thư gia tăng.
Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo, đàn ông có khả năng chết vì ung thư nhiều hơn phụ nữ. Ung thư tuyến tiền liệt là ung thư dẫn đầu ở nam giới, nhưng bên cạnh đó, có một số bệnh ung thư khác mà đàn ông nên chú ý để tự bảo vệ mình.
Theo các bác sĩ, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ 2 ở cả nam giới và phụ nữ (không bao gồm ung thư da). Đặc biệt, đối với người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn người không hút. Vì thế, cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư phổi là không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.
|
Bác sĩ đang khám cho bệnh nhân (Ảnh minh họa). |
Tiếp đến, ung thư ruột kết - trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 3 được chẩn đoán ở nam giới. Ung thư ruột kết – trực tràng thường xuất hiện cùng nhau và được gọi là ung thư đại trực tràng (không hẳn giống với ung thư trực tràng).
Ung thư bàng quang là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới. Theo thống kê, cứ 26 người đàn ông thì có 1 người phát hiện ra bệnh ung thư bàng quang. Các tế bào ung thư có thể lây lan qua niêm mạc vào từng cơ của bàng quang. Trong khi ung thư bàng quang xâm hại có thể lây lan đến các hạch bạch huyết, cơ quan khác ở xương chậu hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.
PGS.TS Đỗ Quốc Hùng - nguyên Trưởng khoa C7 Viện Tim mạch Quốc gia cho hay, những tiến bộ khoa học như kháng sinh, vắc xin và hóa trị đã làm giảm mức độ thường xuyên những người chết vì ung thư. Tuy nhiên, để chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác thì việc chăm sóc đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ và hạn chế sự gia tăng của các tế bào ung thư một cách hiệu quả nhất.
Vị bác sĩ này khuyên rằng, với những người bị bệnh ung thư, chế độ dinh dưỡng là điều kiện quan trọng để khống chế sự lây lan của tế bào ung thư và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
PGS Đỗ Quốc Hùng cũng bị bệnh ung thư phổi. Ông sử dụng các loại thảo dược quý như đông trùng hạ thảo, sâm ngọc linh, tam thất trong hỗ trợ sức khoẻ. Nhờ thế mà những cơn mệt mỏi do hoá chất cũng dần dần được cải thiện. Bên cạnh đó, ông cũng tự tìm hiểu về các bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị ung thư ví dụ như lô hội và mật ong.
Cũng theo chia sẻ của PGS Hùng, “bệnh từ miệng” mà ra. Vì thế, bất kỳ ai cũng không thể xuê xoa với chuyện ăn uống. Ăn uống điều độ khoa học, vô cùng có lợi cho sức khỏe.
|
Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với người mắc ung thư (Ảnh minh họa). |
PGS Hùng khuyến cáo, bệnh ung thư rất nguy hiểm. Vì vậy, dù còn trẻ mọi người vẫn phải thường xuyên đi khám sức khoẻ định kỳ. Đây là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ và ngăn chặn ung thư.
Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu cho rằng, bệnh nhân có thể gặp các dạng ung thư rất điển hình về gan, phổi, dạ dày, đại tràng, trực tràng… nhưng đáng tiếc, phần lớn bệnh nhân tìm đến bác sĩ khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi ấy, những phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị… khó lòng phát huy tác dụng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân ung thư gan nên ăn các chất giàu protein, ít béo, thức ăn dễ tiêu hóa, đặc biệt là hoa quả tươi. Có thể ăn nhiều bữa 1 ngày.
Bệnh nhân ung thư dạ dày khi ăn uống cần nhai chậm nuốt kỹ, ăn ít một và chia làm nhiều bữa trong ngày. Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít chất xơ. Không nên rán, hun khói, muối ướp, đặc biệt các loại dưa muối, nộm sống.
Bệnh nhân ung thư phổi nên các thực phẩm có nhiều chất đạm như sữa ít béo, sản phẩm từ sữa gồm phô mai, sữa chua…phần nào bổ sung được lượng năng lượng trong cơ thể. Trứng là một thực phẩm rất tốt. Ngoài ra, người chăm sóc nên nấu các món súp từ thịt gà, thịt bò…