Nhiều thống kê đã chỉ ra, trên khắp thế giới, hầu hết nam giới đều biết uống rượu, đặc biệt là nam giới trưởng thành. Trong văn hóa Á Đông chén rượu đã trở nên vô cùng quen thuộc trong mọi cuộc vui, tiệc tùng hay bàn công việc. Tuy nhiên, cho dù là bạn bè hay công việc, bạn cũng nên nhắc nhở bản thân giữ chừng mực, bởi rượu đem đến tác động xấu cho sức khỏe, câu chuyện dưới đây chính là một ví dụ điển hình:
Yang, một chàng trai 27 tuổi đến từ Nam Kinh, Trung Quốc đã uống rượu và nôn mửa khi anh ta tụ tập với bạn bè, nhưng khác với những lần trước, lần này Yang đau bụng dữ dội và thậm chí còn nôn ra máu rồi ngất xỉu. Sau khi được đưa tới bệnh viện, các bác sĩ tiến hành nội soi và phát hiện ra một khối u bất thường trong thực quản. Tiếp tục tiến hành sinh thiết kiểm tra, các bác sĩ kết luận anh Yang đang ở giai đoạn cuối của ung thư thực quản.
|
Thanh niên trẻ bất ngờ khi biết mình bị ung thư thực quản. |
Chia sẻ với bác sĩ, anh Yang cho biết từ khi còn sinh viên bản thân đã có thói quen uống nhiều rượu cộng với chế độ ăn uống thất thường nhưng anh chưa bao giờ để ý. Cho tới gần đây cảm thấy việc nhai nuốt thức ăn có chút bất thường nhưng Yang lại nghĩ là triệu chứng viêm họng, cho tới khi nhận được tin dữ trên.
Anh Yang được bác sĩ yêu cầu nhập viện gấp để tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u. Qua trường hợp này bác sĩ cũng cảnh báo 3 thói quen làm tăng khả năng bị ung thư thực quản nhiều người thường mắc:
1. Nghiện thuốc lá và rượu
Một trong những nguyên nhân quan trọng để anh Yang mới 27 tuổi đã bị ung thư thực quản chính là thói quen uống rượu lâu năm. Do đó, nếu bạn nghiện thuốc lá và rượu, thói quen xấu này phải được thay đổi. Chúng không chỉ khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư gan, mà còn có nhiều loại ung thư như ung thư thực quản và ung thư thanh quản.
2. Ăn nóng
Ngoài rượu và thuốc lá, một nguyên nhân quan trọng khác dễ gây ung thư thực quản đến từ thói quen ăn đồ nóng. Tất cả các đồ ăn nóng có nhiệt độ trên 65°C đều làm tổn thương thực quản, ăn liên tục nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ lên tới 70%. Niêm mạc thực quản bị tổn thương lâu dài có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc niêm mạc và từ đó các tế bào hình thành.
3. Ăn chua và mặn
Thói quen xấu thứ ba cần thay đổi là ăn đồ chua và mặn, cụ thể là các đồ ăn muối chua hoặc ướp đậm muối như: dưa chua, thịt xông khói,..., ăn quá mặn không chỉ làm tăng huyết áp, mà còn gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ quan hệ thống tiêu hóa như thực quản và dạ dày. Thức ăn quá mặn cũng có thể gây kích ứng và tổn thương mãn tính cho niêm mạc thực quản, gây ung thư các tế bào biểu mô niêm mạc thực quản.
Một số dấu hiệu, biểu hiện của bệnh ung thư thực quản như sau:
Dấu hiệu thường gặp nhất là nuốt có cảm giác nghẹn, vướng sau xương ức khi ăn thức ăn đặc, khi bệnh tiến triển, bệnh nhân uống nước, sử dụng các chất lỏng cũng có cảm giác bị nghẹn. Có một số trường hợp, bệnh ở giai đoạn muộn, khi hoại tử khói u trong lòng thực quản nên sau một thời gian bị nghẹn thức ăn lỏng lại quay lại ăn uống bình thường.
Trớ: bệnh viêm phế quản dai dẳng do dịch từ thực quản chảy vào đường thở dẫn đến thức ăn bị trớ ngược ra ngoài khi bệnh nhân ngủ.
Ngoài 2 dấu hiệu cơ bản trên, còn một số dấu hiệu nhận biết khác như: tiết nhiều nước bọt hơn bình thường, khàn tiếng, ho kéo dài, mặt và hai bàn tay nhiều nếp nhăn nổi rõ, cơ thể giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân, da bi sạm khô.
Khi cơ thể có những dấu hiệu trên cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.