1. Phật thủ hầm ruột lợn. Ruột lợn non được làm sạch, thái miếng vừa ăn, hầm với phật thủ, thêm gia vị vừa miệng. Ảnh: phatthutet.com.2. Cháo phật thủ: Phật thủ đem rửa sạch, ngâm kỹ, nấu kỹ lấy nước. Dùng nước vừa đun ở trên, nấu cùng với gạo tẻ (có thể thêm một chút gạo nếp để cháo sánh và đặc hơn) như nấu cháo bình thường, nêm nếm đường trắng vừa miệng. Ảnh: VDTOnline.vn.3. Phật thủ nấu với cốc tinh thảo cũng là một món ăn tốt cho những người bị giảm thị lực hay viêm thị thần kinh. Lấy 60g phật thủ và 15 g cốc tinh thảo đun kỹ tới khi gần đặc nước. Dùng nước này pha với chè mạn rồi uống rất có ích cho cơ thể. Ảnh: phatthudacso.com.vn.4. Mứt phật thủ. Phật thủ được thái thành từng miếng hạt lựu. Cho quả này vào nồi, đổ thêm một lượng nước gấp đôi lượng phật thủ, đậy vung và đun sôi. Sau khi nước sôi, giảm lửa, đun thêm khoảng 30 đến 40 phút, rồi cho thêm đường vào nồi, dùng thìa gỗ để đường có thể thấm kỹ vào phần thịt quả. Ảnh: YouTube.com.Tiếp tục sên đường và phật thủ đến khi miếng thịt phật thủ trở nên trong suốt thì ngừng. Nếu có thể bảo quản tốt, mứt phật thủ có thể dùng được trong khoảng một năm. Ảnh: giadinh.net.vn.5. Si-rô phật thủ chữa ho: Phật thủ sau khi rửa sạch với muối 30 phút, vớt ra để ráo thì bổ dọc theo múi, thái lát mỏng. Mạch nha (hoặc đường phèn) cho vào nồi đun cách thủy cho chảy loãng. Xếp một lớp phật thủ, một lớp mạch nha lần lượt cho đầy bát. Ảnh: 24h.com.Cho vào nồi đun cách thủy 1,5-2 tiếng đến khi phật thủ keo lại như mứt. Tắt bếp, lọc nước siro phật thủ mạch nha cho vào lọ, để ngăn mát tủ lạnh dùng dần, đặc biệt là miếng phật thủ cho vào lọ sẽ có tác dụng giảm ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Ảnh: Bestie.vn.6. Hãm trà phật thủ: Phật thủ 10 g, rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày một lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói. Ảnh: Bestie.vn.
1. Phật thủ hầm ruột lợn. Ruột lợn non được làm sạch, thái miếng vừa ăn, hầm với phật thủ, thêm gia vị vừa miệng. Ảnh: phatthutet.com.
2. Cháo phật thủ: Phật thủ đem rửa sạch, ngâm kỹ, nấu kỹ lấy nước. Dùng nước vừa đun ở trên, nấu cùng với gạo tẻ (có thể thêm một chút gạo nếp để cháo sánh và đặc hơn) như nấu cháo bình thường, nêm nếm đường trắng vừa miệng. Ảnh: VDTOnline.vn.
3. Phật thủ nấu với cốc tinh thảo cũng là một món ăn tốt cho những người bị giảm thị lực hay viêm thị thần kinh. Lấy 60g phật thủ và 15 g cốc tinh thảo đun kỹ tới khi gần đặc nước. Dùng nước này pha với chè mạn rồi uống rất có ích cho cơ thể. Ảnh: phatthudacso.com.vn.
4. Mứt phật thủ. Phật thủ được thái thành từng miếng hạt lựu. Cho quả này vào nồi, đổ thêm một lượng nước gấp đôi lượng phật thủ, đậy vung và đun sôi. Sau khi nước sôi, giảm lửa, đun thêm khoảng 30 đến 40 phút, rồi cho thêm đường vào nồi, dùng thìa gỗ để đường có thể thấm kỹ vào phần thịt quả. Ảnh: YouTube.com.
Tiếp tục sên đường và phật thủ đến khi miếng thịt phật thủ trở nên trong suốt thì ngừng. Nếu có thể bảo quản tốt, mứt phật thủ có thể dùng được trong khoảng một năm. Ảnh: giadinh.net.vn.
5. Si-rô phật thủ chữa ho: Phật thủ sau khi rửa sạch với muối 30 phút, vớt ra để ráo thì bổ dọc theo múi, thái lát mỏng. Mạch nha (hoặc đường phèn) cho vào nồi đun cách thủy cho chảy loãng. Xếp một lớp phật thủ, một lớp mạch nha lần lượt cho đầy bát. Ảnh: 24h.com.
Cho vào nồi đun cách thủy 1,5-2 tiếng đến khi phật thủ keo lại như mứt. Tắt bếp, lọc nước siro phật thủ mạch nha cho vào lọ, để ngăn mát tủ lạnh dùng dần, đặc biệt là miếng phật thủ cho vào lọ sẽ có tác dụng giảm ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Ảnh: Bestie.vn.
6. Hãm trà phật thủ: Phật thủ 10 g, rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày một lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói. Ảnh: Bestie.vn.