Khi con nhỏ xin tiền, cha mẹ có thể cho hoặc không tùy điều kiện, hoàn cảnh... Nhưng nếu từ chối, hầu như ít người nghĩ được rằng cách trả lời của mình có thể ảnh hưởng tới tâm lý của con. Theo nhiều chuyên gia tâm lý, điều này lại khá quan trọng mà nhiều cha mẹ lại bỏ qua.
Cô Du là một trong những phụ huynh như vậy. Hiện cô đang làm nhân viên thu ngân trong 1 siêu thị gần nhà. Gia đình cô không giàu có nhưng cũng không túng thiếu, có thể gói gọn trong 2 từ khá giả.
Tuy nhiên, về vấn đề tài chính cô muốn mình là người quản lý tất cả, từ của chồng tới con. Cô không cho con gái 8 tuổi tiền tiêu vặt vì nghĩ quần áo, sách vở, đồ chơi mình mua cho con không thiếu thứ gì. Đồ ăn vặt như bánh kẹo, hoa quả... trong nhà cũng rất sẵn, việc con gái nhỏ cầm tiền là không cần thiết, dễ bị hư hỏng.
Nhưng mới sáng hôm qua, cô con gái 6 tuổi bình thường rất ngoan ngoãn bất ngờ đưa ra đề nghị: "Mẹ ơi, mẹ có thể cho con 10 nghìn đồng không?".
Con trai ở giai đoạn "khủng hoảng tuổi lên 3" vô cùng ngang bướng, hotmom Thủy Anh áp dụng 5 tuyệt chiêu đơn giản giúp con nghe lời
Khi cô Du nghe điều đó lập tức cảm thấy không vui. Cô không hỏi lý do liền trực tiếp khiển trách con gái: "Con còn nhỏ, cần tiền mà làm gì. Con muốn mua gì có mẹ trả tiền rồi cơ mà".
Cô bé thấy mẹ bực bội mắng liền im re và không dám ho he gì nữa. Sau đó, cô Du lấy túi xách cho con gái rồi giục: "Nào, đi học thôi, muộn giờ rồi!".
Tuy nhiên, kể từ hôm xảy ra sự cố đó, con gái của cô Du dần dần thay đổi. Vốn có tính cách hồn nhiên, nhí nhảnh, cô bé bỗng trở nên lầm lì và ít nói hơn.
Sau giờ tan học, thay vì rong chơi cùng hội bạn, cô bé đi thẳng về nhà và nhốt mình trong phòng ngủ.
Mãi 1 thời gian sau, cô Du mới nhận ra sự không ổn của con gái và tìm cách dò hỏi. Lúc này, cô bé 6 tuổi mới òa lên nức nở: "Các bạn con đều có tiền mua quà, con không có. Các bạn không muốn đi cùng với con nữa".
|
Ảnh minh họa. |
Cô Du đã rất đau khổ khi nghe con gái nói ra điều đó. Rõ ràng cô bé bị tổn thương không phải do những đứa trẻ khác mà chính cô mới là nguyên nhân. Sự vô tâm, lạnh lùng của người mẹ đã khiến con gái bị thua thiệt với chúng bạn, khiến bé có cảm giác bị cô lập, bị so sánh.
Ngày đầu đi học con trai đã bị mất lắc vàng đeo tay, người mẹ bù lu bù loa bắt đền nhưng sau cùng phải cúi đầu xin lỗi
Đó là một ví dụ cho lời nói và hành động không đúng đắn của cha mẹ gây tác động tiêu cực tới cảm xúc của con trẻ. Dù tuổi còn nhỏ nhưng các bé cũng có lòng tự trọng. Khi trẻ xin tiền, có những lời nói cha mẹ tốt nhất không nên thốt ra:
1. "Con còn nhỏ, xin tiền làm gì?"
Như thế cha mẹ đã trực tiếp từ chối quyền sử dụng tiền bạc của trẻ và hạn chế con ở chế độ "không thể tiêu tiền". Điều này không có lợi cho việc hình thành khái niệm về tiền bạc và cũng làm tổn hại lòng tự trọng của con.
Bất kể tuổi tác, mọi người đều có nhu cầu vật chất, người lớn muốn mua một chiếc điện thoại di động mới thì trẻ em muốn ăn kẹo mút, cây kem. Vì thế, cha mẹ phải hiểu rằng trẻ nhỏ cũng có những nhu cầu của mình, thay vì cấm đoán thì hãy dạy con tiêu tiền hợp lý hơn.
2. "Nhà mình không có tiền"
Rất nhiều cha mẹ từ chối một cách thẳng thắn, thô lỗ, không cho con bất kỳ cơ hội nào để thương lượng. Điều này không chỉ phủ nhận hành vi xin tiền của con mà còn phủ nhận trực tiếp tình hình kinh tế của cả gia đình. Con rất dễ bị một khoảng trống trong lòng, vô thức đi so sánh với những đứa trẻ khác rồi buồn bã.
3. "Không được" và không đưa ra lý do
Lại có một số phụ huynh khác thẳng thắn từ chối và không nói lý do. Họ cũng không hỏi lại con mình xem cần tiền làm gì vì luôn mặc định "trẻ nhỏ xin tiền là không cần thiết".
Hãy thể hiện sự quan tâm với con bằng cách hỏi con muốn xin tiền để làm gì, định dùng như thế nào. Bởi ngay cả những đứa trẻ không biết làm gì với tiền, sự từ chối dứt khoát của bạn cướp của đứa trẻ cơ hội giải thích. Một thời gian dài chắc chắn sẽ gây ra sự e ngại cho đứa trẻ.
Vậy cha mẹ có thể làm gì để tạo ra một cái nhìn tốt về tiền bạc cho con cái?
Đầu tiên, hãy cho con hiểu giá trị của đồng tiền. Khẳng định rằng tiền không phải tự nhiên mà có, cha mẹ đã phải làm việc chăm chỉ nên chi tiêu gì cũng cần cân nhắc.
Thứ hai, khi con tới tuổi bắt đầu có những nhu cầu vật chất, hãy cho con một khoản cố định. Sau khi tiền đã cho đi thì hãy mặc con tự quyết định hành vi tài chính của mình. Cha mẹ chỉ nên đưa ra lời khuyên, nhắc nhở con về việc kiểm soát tiền bạc mà thôi.
Thứ ba, hãy thương lượng về việc con làm gì để xứng đáng với khoản tiền tiêu vặt bố mẹ cho hàng tháng/tuần. Tùy từng phụ huynh sẽ đưa ra yêu cầu khác nhau như làm việc nhà, dọn dẹp đồ chơi, đạt kết quả học tập tốt... Phương pháp này giúp trẻ nhận ra giá trị của sức lao động và đồng tiền.